Kiểm Định Cầu Trục Chất Lượng
Cầu trục là một thiết bị quan trọng trong các công trình xây dựng, sản xuất và vận chuyển hàng hóa. Việc sử dụng cầu trục cũng tiềm ẩn những nguy cơ liên quan đến an toàn. Để đảm bảo an toàn và độ tin cậy cho việc sử dụng, kiểm định cầu trục là điều bắt buộc. Để tìm hiểu chi tiết hơn, hãy cùng Hà Nội INSACOM theo giõi bài viết dưới đây này nhé.
1. Kiểm định cầu trục là gì?
Kiểm định cầu trục được hiểu đơn giản là quá trình đánh giá, so sánh sự phù hợp tình trạng kỹ thuật của máy móc với các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành nhằm đảm bảo an toàn khi sư dụng thiết bị gọi chung là kiểm định an toàn máy móc.
>> Xem thêm: Quy trình kiểm định pa lăng điện, pa lăng kéo tay | Thực hiện toàn quốc
2. Tại sao phải kiểm định cầu trục?
Việc kiểm định an toàn cầu trục mang đến cho doanh nghiệp, người lao động nhiều lợi ích to lớn như:
- Tuân thủ theo đúng quy định pháp luật của Nhà nước, tránh các trường hợp kiểm tra từ các cơ quan pháp luật;
- Kiểm định an toàn cầu trục giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng cùng người làm việc trong phạm vi cần trục làm việc;
- Hạn chế các vụ tai nạn lao động đáng tiếc xảy ra, từ đó nâng cao hình ảnh tổ chức đã quan tâm đến vấn đề an toàn lao động;
- Tiết kiệm và giảm thiểu chi phí khi sảy ra sự cố hoặc trục trặc thiết bị;
- Phát hiện kịp thời lỗi thiết bị, rủi ro máy móc khi vận hành.
>> Xem thêm: Thông tin chi tiết kiểm định an toàn cần trục
3. Quy chuẩn và tiêu chuẩn về kiểm định an toàn cầu trục
Một số tiêu chuẩn, quy chuẩn kiểm định cầu trục phổ biến là:
- QCVN 07:2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng;
- QTKĐ 09-2016/BLĐTBXH – Quy trình kiểm định an toàn cầu trục;
- TCVN 5207:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn lao chung;
- CVN 5206:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng;
- TCVN 5209:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện;
- TCVN 5179:90, Máy nâng hạ – Yêu cầu thử thuỷ lực về an toàn;
- TCVN 9358:2012 Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung.
>> Xem thêm: Kiểm định máy vận thăng nâng hàng | Cấp thủ tục nhanh chóng
4. Quy trình thực hiện kiểm định cầu trục, cổng trục
Quy trình kiểm định an toàn cầu trục được thực hiện qua các bước cơ bản sau:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật cầu trục
- Kiểm tra hồ sơ lắp đặt
- Xem xét bản vẽ, lý lịch cầu trục
- Nhật ký vận hành, bảo trì, sửa chữa
- Hồ sơ kiểm định lần trước
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật
- Kiểm tra vị trí lắp đặt. Các biện pháp an toàn
- Xem xét tính đồng bộ của cầu trục, đối chiếu hồ sơ kỹ thuật
- Khám xét các cơ cấu, bộ phận (kết cấu kim loại và liên kết, các chi tiết của cơ cấu nâng hạ, cơ cấu di chuyển, đường ray, …)
- Đánh giá tình trạng kỹ thuật của các thiết bị an toàn (phanh, hạn chế hành trình, chống quá tải, tín hiệu cảnh báo di chuyển, …)
- Kiểm tra điện trở nối đất, điện trở cách điện
- Kiểm tra khuyết tật trên kim loại cơ bản và mối hàn bằng phương pháp không phá huỷ
Bước 3: Thử nghiệm cầu trục
Khi các bước kiểm tra trên có kết quả đạt yêu cầu.
- Thử không tải để kiểm tra hoạt động của tất cả các cơ cấu và trang bị điện, các thiết bị an toàn, phanh, hãm. Các thiết bị điều khiển, chiếu sáng, tín hiệu cảnh báo, …
- Tiến hành thử tải tĩnh ở tải trọng bằng 125%SWL
- Thử tải động ở mức 110%SWL.
Bước 4: Xử lý kết quả kiểm định cầu trục
- Lập biên bản kiểm định cầu trục có chữ ký của các bên liên quan. Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch cầu trục, dán tem kiểm định (khi đạt yêu cầu)
- Cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định cầu trục.
>> Xem thêm: Quy trình kiểm định bàn nâng, sàn nâng | An toàn – chất lượng
5. Thời hạn kiểm định kỹ thuật cầu trục
Có 3 thời hạn kiểm định cầu trục theo QTKĐ 09-2016/BLĐTBXH:
- Kiểm định lần đầu: Thực hiện khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu;
- Kiểm định định kỳ: Thực hiện khi hết thời hạn của lần kiểm định trước. Thông thường thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn cầu trục 3 năm/ 1 lần. Đối với cầu trục sử dụng trên 12 năm thì thời hạn kiểm định lại là 1 năm/1 lần.
- Kiểm định bất thường: Thực hiện sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn thiết bị; sau khi thay đổi vị trí lắp đặt hoặc có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
>> Xem thêm: Kiểm định sàn treo nâng người | Gondola
6. Chi phí kiểm định cầu trục
Chi phí kiểm định cầu trục, cổng trục được nhà nước quy đinh mức giá tối thiểu tại thông tư số 41/TT/2016/BLĐTBXH dựa trên tải trọng nâng của thiết bị.
Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà chi phí kiểm định cầu trục có thay đổi. Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để biết thêm chi tiết.
7. Kiểm định cầu trục ở đâu uy tín?
Hà Nội INSACOM được cục an toàn lao động – Bộ lao động Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn các máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo chỉ định số 408/QĐ-ATLĐ. Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong ngành, Hà Nội INSACOM đã thực hiện kiểm định cầu trục, cổng trục cho các Doanh nghiệp tại địa bàn và trên toàn quốc. Chúng tôi cam kết:
- Tuân thủ đầy đủ theo đúng chỉ định và đảm bảo tiết kiệm thời gian, ra chứng nhận nhanh nhất;
- Đảm bảo an toàn cho thiết bị và người vận hành
- Cung cấp thủ tục nhanh chóng, mức chi phí hợp lý và phù hợp nhất cho doanh nghiệp;
- Sở hữu đội ngũ kiểm định viên được đào tạo bài bản, có nhiều năm kinh nghiệm, trang bị kiến thức, kỹ năng chuyên sâu trong lĩnh vực kiểm định.
>> Xem thêm: Khoá đào tạo an toàn thiết bị nâng hạ | Hỗ trợ toàn quốc – Thủ tục nhanh gọn
Công ty cổ phần kiểm định kỹ thuật, an toàn công nghiệp Hà Nội-Hà Nội INSACOM
Chuyên kiểm định thiết bị máy móc kỹ thuật và huấn luyện an toàn vệ sinh lao động. Vui lòng liên hệ để được tư vấn và báo giá tốt nhất.
Hotline tư vấn: 0977.81.1080
Phục vụ: 24/7h toàn quốc
Địa chỉ: KĐT Gamuda Gardens, phường Trần Phú, quận Hoàng Mai, Hà Nội, Vietnam
Email: kiemdinhhn@hanoiinsacom.com.vn