Huấn Luyện An Toàn Điện Theo Quy Định Nhà Nước

Huấn Luyện An Toàn Điện

Huấn Luyện An Toàn Điện

Điện có thể làm tử vong hoặc làm tổn thương nghiêm trọng đến con người và gây thiệt hại nặng nề đến tài sản. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa đơn giản, khi làm việc gần thiết bị và khu vực có nhiều mạng lưới điện để giảm đáng kể nguy cơ thương tích cho bạn, công nhân và những người khác xung quanh. Chính vì vậy việc huấn luyện an toàn điện là yêu cầu hết sức quan trọng trong công tác bảo vệ an toàn người lẫn tài sản doanh nghiệp.

1. Huấn luyện an toàn điện theo Thông tư 05/2021/TT-BCT

Hiện nay, các sự cố do điện hay tai nạn điện gây ra ngày càng phổ biến. Nhằm giảm thiểu tình trạng này và cung cấp những kiến thức cơ bản về an toàn điện, Hà Nội INSACOM đã xây dựng và triển khai công tác huấn luyện an toàn điện cho mọi học viên, đặc biệt là những người lao động làm việc trong môi trường có nhiều thiết bị điện hay tham gia vào những quy trình sản xuất, công nghiệp cần sử dụng nguồn điện áp lớn.

Quy định về huấn luyện, sát hạch, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện được quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT ngày 02/08/2021.

Huấn Luyện An Toàn Điện
Huấn luyện an toàn điện theo Thông tư 05/2021/TT-BCT

2. Tại sao phải huấn luyện an toàn điện?

Khóa huấn luyện an toàn điện là yêu cầu bắt buộc nhà nước đã được quy định tại Thông tư số 06/2020/TT-BLĐTBXH và Thông tư 05/2021/TT-BCT.

• Cung cấp kiến thức, kỹ năng về an toàn điện; vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị điện…

• Kịp thời đưa ra cảnh báo mất an toàn điện, nhận diện những nguy cơ do điện gây ra và có cách phòng tránh, xử lý phù hợp,

• Chấp hành theo quy định của pháp luật về huấn luyện, đào tạo an toàn điện.

3. Đối tượng phải tham gia huấn luyện an toàn điện?

  • Người làm công việc vận hành, thí nghiệm, xây lắp, sửa chữa đường dây dân điện hoặc thiết bị điện ở doanh nghiệp, bao gồm cả treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng; điều độ viên.
  • Người vận hành, sửa chữa điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo thuộc tổ chức hoạt động theo Luật Điện lực và các luật khác có liên quan, phạm vi hoạt động tại khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo.
  • Người lao động làm nghề vận hành, sửa chữa, dịch vụ điện cho các tổ chức, doanh nghiệp.
Huấn Luyện An Toàn Điện
Đối tượng tham gia hấun luyện an toàn điện

4. Những lợi ích của đào tạo an toàn điện mang lại cho doanh nghiệp

Huấn luyện an toàn điện là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp vì nó cung cấp cho nhân viên kiến thức và kỹ năng cần thiết để làm việc với các thiết bị và hệ thống điện một cách an toàn và hiệu quả.

Một số lợi ích của đào tạo an toàn điện đối với doanh nghiệp có thể kể đến như:

  • Giúp giảm thiểu nguy cơ tai nạn liên quan đến điện, bảo vệ nhân viên và tài sản của doanh nghiệp.
  • Nhân viên được đào tạo an toàn điện có thể làm việc hiệu quả hơn với các thiết bị và hệ thống điện, giúp tăng năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
  • Huấn luyện an toàn điện giúp doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật và tiêu chuẩn an toàn điện, tránh các khoản phạt và trường hợp vi phạm pháp luật.
  • Doanh nghiệp được đào tạo an toàn điện và tuân thủ các quy định an toàn điện sẽ tạo niềm tin và uy tín cho khách hàng, giúp thu hút và giữ chân khách hàng.
  • Tai nạn liên quan đến điện có thể dẫn đến gián đoạn sản xuất và gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Đào tạo an toàn điện giúp giảm thiểu nguy cơ này, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và tăng cường khả năng cạnh tranh.
Huấn Luyện An Toàn Điện
Lợi ích của đào tạo an toàn điện

>>> Xem thêm: Đào tạo an toàn vệ sinh lao động | Hà Nội INSACOM

5. Nội dung tài liệu huấn luyện an toàn điện

Hà Nội INSACOM nhằm giúp học viên có cái nhìn sâu sắc và tổng thể về các nguyên lý an toàn điện, nhận diện và đánh giá các nguy cơ điện, cũng như áp dụng các biện pháp an toàn và quy trình phòng ngừa để tránh tai nạn liên quan đến điện. Mục tiêu chính của tài liệu trong video sau bao gồm:

  1. Giới Thiệu về An Toàn Điện: Đây là phần mở đầu, giới thiệu về tầm quan trọng của an toàn điện và ý nghĩa của việc hiểu biết và áp dụng các biện pháp an toàn.
  2. Nguyên Lý Và Quy Tắc Cơ Bản: Phần này trình bày về nguyên lý hoạt động của hệ thống điện, các quy tắc an toàn cơ bản và các biện pháp phòng ngừa.
  3. Nhận Diện Nguy Cơ Và Phản Ứng: Hướng dẫn học viên nhận diện các nguy cơ điện và cách phản ứng an toàn trong các tình huống khẩn cấp.
  4. Biện Pháp An Toàn và Quy Trình Phòng Ngừa: Cung cấp thông tin chi tiết về các biện pháp an toàn cụ thể và quy trình phòng ngừa tai nạn điện.
  5. Thực Hành và Kỹ Năng Đào Tạo: Phần này bao gồm các hoạt động thực hành và kỹ năng đào tạo để học viên có thể áp dụng kiến thức vào thực tế.

5.1. Nội dung huấn luyện chung về an toàn điện 

  • Sơ đồ hệ thống điện, các yêu cầu bảo đảm an toàn cho hệ thống điện;
  • Biện pháp tổ chức để bảo đảm an toàn khi tiến hành công việc: Khảo sát, lập biên bản hiện trường (nếu cần); lập kế hoạch; đăng ký lịch công tác; tổ chức đơn vị công tác; làm việc theo phiếu công tác hoặc lệnh công tác; thủ tục cho phép làm việc; giám sát an toàn trong thời gian làm việc; thủ tục kết thúc công việc và đóng điện trở lại;
  • Biện pháp kỹ thuật chuẩn bị nơi làm việc an toàn: Cắt điện và ngăn chặn có điện trở lại nơi làm việc; kiểm tra không còn điện; nối đất; lập rào chắn, thiết lập vùng làm việc an toàn, treo biển cấm, biển báo;
  • Cách nhận biết và biện pháp loại trừ nguy cơ gây sự cố, rủi ro và tai nạn tại nơi làm việc và phương pháp tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, sơ cứu người bị tai nạn điện;
  • Tính năng, tác dụng, cách sử dụng, cách bảo quản, quy định về kiểm tra (thí nghiệm, kiểm định) các trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc phù hợp với công việc của người lao động.

Bên cạnh đó, những đối tượng làm các công việc khác liên quan về điện như: người làm công việc vận hành đường dây; người làm công việc vận hành thiết bị, trạm điện; người làm công việc xây lắp điện,… lại có nội dung huấn luyện khác

5.2. Nội dung huấn luyện an toàn điện phần thực hành  

  • Cách sử dụng, bảo quản, kiểm tra, thí nghiệm, kiểm định các trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc phù hợp với công việc của người lao động.
  • Phương pháp tách người bị điện giật ra khỏi nguồn điện và sơ cứu người bị tai nạn điện.
  • Những nội dung thao tác liên quan đến việc bảo đảm an toàn phù hợp với công việc của người lao động.  
Huấn Luyện An Toàn Điện
Nội dung huấn luyện đào tạo an toàn điện

>>> Xem thêm: Nội dung huấn luyện an toàn lao động 6 nhóm | Thông tin chi tiết 

6. Thời gian huấn luyện an toàn điện 

Huấn luyện lần đầu:

Loại huấn luyện này dành cho người lao động mới được tuyển dụng và trước khi bắt đầu công việc. Thời gian huấn luyện lần đầu ít nhất 24 giờ (3 ngày làm việc).

Trong quá trình này, người học sẽ được giới thiệu về các khái niệm cơ bản về điện, những nguy hiểm tiềm ẩn trong công việc và các quy trình và phương pháp để đảm bảo an toàn khi làm việc với điện.

Huấn luyện định kỳ:

Huấn luyện này dành cho người lao động đã có thẻ an toàn điện. Thời gian huấn luyện định kỳ ít nhất 8 giờ (1 ngày làm việc) và được tổ chức ít nhất một lần mỗi năm.

Quá trình này, người học sẽ được cập nhật về các quy định mới nhất về an toàn điện, xem lại các kiến thức cơ bản và thực hành các kỹ năng để đảm bảo an toàn khi làm việc với điện

Huấn luyện bổ sung:

Hình thức huấn luyện này dành cho người lao động có thay đổi công việc hoặc công nghệ liên quan đến điện. Thời gian huấn luyện bổ sung phụ thuộc vào nội dung cần bổ sung.

Học viên sẽ được cung cấp những kiến thức mới về an toàn điện và các kỹ năng cần thiết để làm việc với công nghệ mới hoặc công việc mới liên quan đến điện.

Cả ba hình thức huấn luyện an toàn điện này đều rất quan trọng để đảm bảo an toàn khi làm việc với điện.

Huấn luyện lần đầu giúp giới thiệu về các khái niệm cơ bản về điện và các nguy hiểm liên quan đến việc làm việc với điện. Còn huấn luyện định kỳ và huấn luyện bổ sung giúp cập nhật và củng cố các kiến thức và kỹ năng đã được học trước đó.

Huấn Luyện An Toàn Điện
Huấn luyện an toàn điện theo định kỳ để đảm bảo hiệu suất hệ thống điện

>>> Xem thêm: Huấn luyện an toàn hoá chất | Uy tín – chi phí tốt 

7. Thẻ an toàn điện có thời hạn bao lâu?

Theo quy định hiện hành tại Việt Nam, thẻ an toàn điện có thời hạn sử dụng là 2 năm kể từ ngày cấp. Sau khi thẻ hết hạn, người sử dụng cần thực hiện đào tạo và kiểm tra lại để có thể cấp lại thẻ an toàn điện mới.

Việc cấp lại thẻ an toàn điện sẽ được thực hiện sau khi người sử dụng hoàn thành đầy đủ khóa đào tạo và đạt được kết quả kiểm tra theo quy định của pháp luật.

8. Huấn luyện an toàn điện ở đâu uy tín ?

  • Hà Nội INSACOM là đơn vị đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực đào tạo, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
  • Chúng tôi có giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động được Bộ Lao động thương binh và Xã hội cấp .
  • Chúng tôi có đội ngũ giảng viên nhiều kinh nghiệm, được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm để truyền đạt kiến thức cho học viên,
  • Bài giảng sinh động, đầy đủ hình ảnh, video, thường xuyên cập nhật kiến thức mới theo Luật và quy định hiện hành,
  • Trang thiết bị hỗ trợ huấn luyện an toàn đầy đủ, hỗ trợ học viên thực hành một cách tốt nhất
  • Có những khóa học thiết kế riêng theo yêu cầu của từng doanh nghiệp,
  • Hỗ trợ trước và sau khóa học hoàn toàn miễn phí, nhiệt tình và trách nhiệm,
  • Chi phí huấn luyện linh hoạt phù hợp với mọi đối tượng khách hàng.
Hà Nội INSACOM là đơn vị có đầy đủ năng lực huấn luyện an toàn điện

Công ty cổ phần kiểm định kỹ thuật, an toàn công nghiệp Hà Nội-Hà Nội INSACOM

Chuyên kiểm định thiết bị kỹ thuật, huấn luyện kỹ thuật an toàn lao động. Vui lòng liên hệ để được tư vấn và báo giá tốt nhất.

Hotline tư vấn: 0977.81.1080
Phục vụ: 24/7 toàn quốc
Địa chỉ: KĐT Gamuda Gardens, phường Trần Phú, quận Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam 

Email: kiemdinhhn@hanoiinsacom.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *