Quy Trình Kiểm Định Cầu Trục

Việc sử dụng các thiết bị, máy móc trong lao động là rất cần thiết. Tuy nhiên, khi sử dụng lâu năm cần phải kiểm tra, kiểm định lại để tránh hỏng hóc và gây ra những thiệt hại không đáng có. Cầu trục cũng là một loại thiết bị được sử dụng rất nhiều trong lao động. Vậy cầu trục là gì và quy trình kiểm định cầu trục như thế nào? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.

Cầu trục là gì?

Cầu trục là một loại thiết bị dùng để bảo đảm cho việc hạ, nâng hay di chuyển hàng hóa trong các khu công nghiệp và các nhà xưởng. Đây là một thiết bị hỗ trợ rất lớn trong việc bốc xếp hàng hóa, có thể nâng vật với trọng lượng từ 1 cho đến 500 tấn và hoạt động bằng động cơ điện cho nên được sử dụng phổ biến trong các nhà máy sản xuất công nghiệp. 

Hiện nay cầu trục được phân loại theo nhiều cách khác nhau, trong nhà máy công nghiệp sử dụng chủ yếu 2 loại là cầu trục dầm đơn và cầu trục dầm đôi.

Tại sao phải kiểm định cầu trục?

Việc kiểm định cầu trục được xem là hoạt động bắt buộc theo quy định của các cơ quan quản lý nhà nước khi sử dụng những thiết bị này tránh xảy ra những hậu quả không mong muốn.

Tại sao phải kiểm định cầu trục?

>>> Gợi ý thêm: Kiểm định xe nâng hàng

Kiểm định cầu trục để xác định xem cầu trục và các chi tiết của cầu trục có hoạt động tốt không, có đảm bảo an toàn cho người lao động hay không. Hơn nữa, khi kiểm tra cầu trục sẽ tránh được những thiệt hại đáng kể về vật chất cho các doanh nghiêp hay nhà máy.

Đồng thời, việc kiểm định này sẽ phát hiện, tìm ra các hỏng hóc kịp thời và khắp phục ngay để nâng cao năng suất của cầu trục.

Quy trình kiểm định cầu trục

Bước 1: Chuẩn bị kiểm định

– Cầu trục phải được lắp đặt chắc chắn, an toàn để chuẩn bị tiến hành kiểm định.

– Chuẩn bị các thiết bị phù hợp để kiểm định.

– Chọn các thẩm định viên có kinh nghiệm và năng lực tốt.

– Các kiểm định viên phải được trang bị đầy đủ các thiết bị, dụng cụ và phương tiện để bảo vệ cá nhân.

– Yêu cầu khu kiểm định phải đủ rộng rãi và cần có cảnh báo trong thời gian kiểm định.

– Cần có cán bộ chứng kiến việc kiểm định và các công nhân để điều chỉnh các thiết bị khi cần thiết.

Kiểm định cầu trục

Bước 2: Tiến hành kiểm định

– Trước tiên cần kiểm tra kĩ hồ sơ, lí lịch của thiết bị.

– Kiểm tra những kĩ thuật, thông số bên ngoài: Kiểm tra vị trí lắp đặt, bảng điện, hàng rào bảo vệ…xem xét lần lượt và toàn bộ bộ phận, cơ cấu của thiết bị, tình trạng thiết bị.

– Kiểm tra kỹ thuật – Thử không tải: các phép thử sẽ được thực hiện ít nhất từ 03 lần trở lên

– Tiếp theo là thử tải tĩnh và thử tải động.

Thử tải tĩnh: Tải trọng thử bằng 125% tải trọng thiết kế hoặc 125% tải trọng do đơn vị sử dụng yêu cầu.

Thử tải động: Tải trọng thử bằng 110% tải trọng thiết kế hoặc 110% tải trọng do đơn vị sử dụng yêu cầu.

Bước 3: Xử lý kết quả

Sau khi tiến hành kiểm định, lập biên bản kiểm định với đầy đủ nội dung được quy định trong quy trình.

Kết quả kiểm định đạt yêu cầu kiểm định viên sẽ dán tem kiểm định vào vị trí dễ quan sát và cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định cho thiết bị trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày biên bản kiểm định được thông qua.

Trường hợp kiểm định không đạt yêu cầu, kiểm định viên chỉ cấp biên bản kiểm định cho cơ sở sử dụng, trong biên bản sẽ nêu rõ lý do không đạt và kiến nghị khắc phục và thời gian thực hiện khắc phục đó.

>>> Gợi ý thêm: Kiểm định bình chịu áp

>>> Gợi ý thêm: Kiểm định áp kế kiểu lò xo

Chi phí kiểm định cầu trục? 

Để nhận được báo giá kiểm định cầu trục nhanh nhất, chính xác nhất Quý khách hàng cần cung cấp đầy đủ thông tin cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ dựa theo thông tin mà bạn cung cấp để báo giá chi phí kiểm định cầu trục đến bạn. Một vài thông tin cần thiết như sau: 

 – Tải trọng nâng 

– Hồ sơ kỹ thuật, lý lịch thiết bị

– Địa chỉ lắp đặt cầu trục

Kiểm định cầu trục cần lưu ý những gì?

Việc kiểm định cầu trục là vô cùng cần thiết nhưng cần được thực hiện bài bản theo từng bước và đặc biệt cần phải chú ý những điều sau:

– Trước khi kiểm định cần có sự kết hợp giữa các đơn vị với kiểm định viên.

– Cần tuân thủ các đề nghị của kiểm định viên để công tác kiểm định được thực hiện theo đúng quy trình, chính xác và đảm bảo an toàn trong quá trình kiểm định.

– Khi phát triển lỗi, hỏng hóc hoặc các vấn đề khác làm ảnh hưởng đến độ an toàn cần phải tiến hành khắc phục, thay thế.

– Thực hiện đúng theo quy trình, tuân thủ quy định để đảm bảo an toàn.

– Nên lựa chọn đơn vị kiểm định cầu trục uy tín, đã được Bộ LĐTBXH cấp phép.

Trên đây là một số lưu ý trong quá trình kiểm định cầu trục. Có thể thấy, kiểm định cầu trục là một công việc rất quan trọng, giúp giảm chi phí khi sửa cầu trục, cũng như tăng tuổi thọ cho cầu trục và cũng là một biện pháp giúp giảm thiểu đáng kể các nguy cơ gây thiệt hại về người và của cho các công ty, doanh nghiệp.

Thực tế, có rất nhiều đơn vị chuyên kiểm định cầu trục khác nhau nhưng bạn nên lựa chọn những đơn vị uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm, có giấy cấp phép, quy trình kiểm định an toàn, nhanh chóng,…thì Kiểm định an toàn chắc chắn sẽ không làm quý khách hàng thất vọng.

Chúng tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm định, cùng với đó là đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao, am hiểu và được đào tạo bài bản và được cấp phép từ những cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Nếu quý khách có nhu cầu muốn kiểm định cầu trục và các thiết bị lao động khác hãy liên hệ ngay với Công ty kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp theo website Hanoi-INSACOM

Mọi yêu cầu liên quan đến KIỂM ĐỊNH AN TOÀN, HUẤN LUYỆN AN TOÀN , KIỂM ĐỊNH ĐO LƯỜNG, QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG xin vui lòng liên hệ:

Công ty cổ phần kiểm định kỹ thuật, an toàn công nghiệp Hà Nội-Hà Nội INSACOM 

Chuyên kiểm định, huấn luyện kỹ thuật an toàn và tư vấn xây dựng . Vui lòng liên hệ để được tư vấn và báo giá tốt nhất.

Hotline tư vấn: 0977.81.1080
Phục vụ: 24/24h toàn quốc
Địa chỉ: KĐT Gamuda Gardens, phường Trần Phú, quận Hoàng Mai, Hanoi, Vietnam 

Website: http://hanoi insacom.com.vn

Email: kiemdinhhn@hanoiinsacom.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *