Vận thăng là thiết bị được sử dụng phổ biến trong các công trình cao tầng, kho bãi,… Với chức năng nâng vật liệu, là dụng cụ trong việc hoàn thành hoặc sửa chữa, xây dựng công trình, do đó vận thăng đảm bảo an toàn lao động là một yếu tố rất quan trọng. Vì vậy, trong quá trình sử dụng vận thăng bắt buộc phải kiểm định an toàn
1. Kiểm định máy vận thăng là gì?
Kiểm định máy vận thăng là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị máy móc theo quy định của nhà nước nhằm kiểm tra thiết bị đảm bảo an toàn chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Đối với một thiết bị máy móc có độ rủi ro cao như máy vận thăng thì việc thiết kế, đảm bảo đặc tính an toàn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho người lao động, hạn chế tai nạn đáng tiếc xảy ra.
1.1 Danh mục vận thăng cần phải kiểm định an toàn
- Vận thăng tự do: Vận thăng tự do thích hợp với công trình có nhu cầu trọng lượng ít, chịu tải nhẹ, cấu tạo đơn giản, dễ dàng di chuyển, vận chuyển.
- Vận thăng dựa tường: Vận thăng dựa tường là thiết bị hoạt động thẳng đứng có cấu tạo đơn giản sử dụng để nâng hàng hoá vật liệu, người. Vận thăng dựa tường chỉ nâng được tải trọng tối đa 500kg và chiều cao từ 9m đến 100m. Một hạn chế nữa là thiết bị chuyển động theo phương thẳng đứng nên hạn chế không gian phục vụ.
- Vận thăng lồng: Vận thăng lồng có thể tải từ 1 đến 2 tấn vật liệu, đáp ứng công trình xây dựng lớn. Vận thăng lồng có cấu tạo phức tạp nhất trong 3 loại.
1.2 Trường hợp cần phải kiểm định an toàn máy vận thăng
- Kiểm định lần đầu: Tổ chức, doanh nghiệp trước khi đưa máy vận thăng vào sử dụng bắt buộc phải thực kiểm định;
- Kiểm định theo định kỳ: Theo thời gian vận hành sử dụng, cần trục cần phải được kiểm định định kỳ theo thời gian. Thông thường thời hạn kiểm định định kỳ là 02 năm. Đối với máy vận thăng có thời gian sử dụng trên 10 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm;
- Kiểm định bất thường: Hoạt động kiểm định sau sự cố lớn, máy móc bị hư hỏng hay theo yêu cầu của các cơ quan chức năng.
>> Xem thêm: Kiểm định an toàn cần trục
2. Tại sao kiểm định máy vận thăng là yêu cầu bắt buộc?
- Tuân thủ theo đúng quy định pháp luật của Nhà nước, tránh các trường hợp kiểm tra từ các cơ quan pháp luật;
- Kiểm định an toàn máy vận thăng giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng cùng người làm việc trong phạm vi thiể bị làm việc;
- Hạn chế các vụ tai nạn lao động đáng tiếc xảy ra, từ đó nâng cao hình ảnh tổ chức đã quan tâm đến vấn đề an toàn lao động.
3. Quy trình kiểm định máy vận thăng nâng hàng, nâng người
Bước 1: Tiến hành kiểm tra thông số kỹ thuật
- Kiểm tra hồ sơ thiết bị, thông số kỹ thuật thiể bị, máy móc;
- Thông tin vận hành, bảo trì, sửa chữa thời gian trước đó;
- Thông tin thời gian kiểm định an toàn lần trước
Bước 2: Tiến hành kiểm tra kỹ thuật thiết bị
- Tiến hành kiểm tra ví trị lắp đặt thiết bị
- Kiểm tra tính đồng bộ thiết bị so với thông số kỹ thuật trước đó;
- Kiểm tra móng và các liên kết giữa thân tháp và móng;
- Kiểm tra cơ cấu, bộ phận (kết cấu kim loại và liên kết, các chi tiết của cơ cấu nâng hạ, cơ cấu di chuyển, cáp, đường ray, thân tháp…);
- Kiểm tra cửa tần, lồng nâng, lồng bảo vệ;
- Đánh giá, kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các thiể bị an toàn;
- Đo điện trở nối đất đảm bảo an toàn điện.
Bước 3: Kiểm tra thử nghiệm – Thử không tải
- Tiến hành thử nghiệm, thử không tải các cơ cấu và thiết bị: Bao gồm tất cả các cơ cấu và thiết bị điện, các thiết bị an toàn, phanh cơ cấu nâng, bộ hãm an toàn và các thiết bị điều khiển, chiếu sáng, tín hiệu…
- Tiến hành đánh giá kết quả đạt yêu cầu khi thiết bị vận hành đúng tính năng thiết kế, không phát hiện các hiện tượng bất thường.
Bước 4: Đánh giá kết quả kiểm định thiết bị máy vận thăng
- Tiến hành lập biên bản kiểm định đầy đủ theo mẫu quy định;
- Bàn giao giấy chứng nhận kiểm định an toàn và dán tem kiểm định máy vận thăng nâng hàng, nâng người.
>> Xem thêm: Quy trình kiểm định cân trạm trộn bê tông
4. Thời hạn kiểm định máy vận thăng
Thời hạn kiểm định máy vân thăng định kỳ 02 năm. Đối với vận thăng nâng hàng có thời gian sử dụng trên 10 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm. Sau 1 năm, doanh nghiệp cần phải liên hệ tổ chức kiểm định để tiến hành kiểm định định kỳ.
5. Tiêu chuẩn tiến hành kiểm định an toàn máy vận thăng
- QCVN 07: 2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đới với thiết bị nâng;
- QCVN 16: 2013/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với máy vận thăng;
- QTKĐ 20-2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định anto vận thăng nâng hàng;
- TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng thiể kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật;
- TCVN 5206:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và tải trọng;
- TCVN 5207:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn chung;
- TCVN 5209:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện;
- TCVN 5179:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu thử thuỷ lực về an toàn.
>> Xem thêm: Quy trình kiểm trình kiểm định máy ép cọc | Thôn tin chi tiết
6. Đơn vị kiểm định máy vận thăng nâng hàng
Với kinh nghiệm hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực kiểm định. Công ty cổ phần kiểm định kỹ thuật an toàn công nghiệp Hà Nội có đầy đủ chức năng kiểm định các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động trong đó có kiểm định vận thăng nâng hàng.
Công ty chúng tôi Hà Nội INSACOM có đội ngũ kiểm định viên, kỹ thuật viên chuyên nghiệp, thực hiện đúng quy trình kiểm định, đặt an toàn lên hàng đầu đồng hành và mang lại sự hài lòng cho quý khách hàng là phương châm của chúng tôi.
Để được tư vấn kiểm định chi tiết hơn Kiểm định vận thăng nâng hàng. Xin vui lòng liên hệ trực tiếp qua Hotline 0977.811.080 hoặc email: kiemdinhhn@hanoiinsacom.com.vn