Kiểm Định Xe Nâng Hàng
XE NÂNG HÀNG – là một trong những thiết bị đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận chuyển hàng hóa trong kho, bãi, xưởng , cảng… . Đây cũng là một trong những thiết bị có tiềm ẩn về nguy cơ mất an toàn lao động khá là cao.
Để có thể quản lý và giảm thiểu những rủi ro do trong quá trình sử dụng thiết bị này thì, dịch vụ kiểm định an toàn ra đời và ngày càng phát triển, trong bài viết dưới đây INSACOM sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết hơn về dịch vụ này nhé.
1. Kiểm định xe nâng hàng là gì?
Xe nâng hàng là một trong những thiết bị đóng vai trò trong vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa dễ dàng và thuận tiện hơn, đây là thiết bị thường được sử dụng tại các nhà xưởng, kho, bãi, cảng,.. Tuy nhiên xe nâng hàng cũng là một thiết bị chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn về an toàn lao động.
Kiểm định xe nâng hàng hay kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng hàng là quá trình kiểm tra, đánh giá tình trạng sử dụng, kỹ thuật của xe nâng dựa trên các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.
Đây là hoạt động có vai trò đảm bảo an toàn, phòng ngừa rủi ro trong quá trình sử dụng xe nâng hàng.
2. Một số quy định về kiểm định xe nâng hàng
Quy định về kiểm định xe nâng hàng
Thông tư 53/2016/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội thì xe nâng hàng thuộc một trong những nhóm đối tượng nằm trong danh mục thiết bị, vật tư bắt buộc quản lý nghiêm ngặt về an toàn lao động.
Theo điều mục số 18 ghi rõ đó “Xe nâng hàng dùng động cơ có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên” cần được quản lý nghiêm ngặt về an toàn lao động.
>> Xem thêm: Kiểm định an toàn xe nâng người
Vậy loại xe nào cần được kiểm định
Căn cứ theo Thông tư 53/2016/TT-BLĐTBXH thì bất kỳ loại xe nâng hàng nào được trang bị động cơ chạy bằng gas, dầu, điện , xăng mà có tải trọng từ 1000kg trở lên thì đều phải được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng.
Ngoài ra đối với một số loại xe nâng có động cơ điện dẫn lái thì vẫn phải tiến hành thẩm định trước khi tiến hành đưa vào sử dụng.
Một số loại xe nâng không cần kiểm định
Tuy nhiên có một số loại xe nâng thì không bắt buộc phải thẩm định trước khi đưa vào sử dựng như xe nâng tay thấp, xe nâng tay cao,… .
Tuy nhiên nếu có yêu cầu của cơ quan chức năng đối với một số loại xe nâng bán tự động, bơm bằng tay, di chuyển bằng tay thì khi đó vẫn phải tiến hành kiểm định an toàn đối với xe đó.
3. Thời hạn kiểm định xe nâng hàng
Mốc thời hạn cần phải kiểm định an toàn xe nâng hàng:
- Kiểm định an toàn xe nâng lần đầu khi sử dụng.
- Kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng. Thông thường chu kỳ kiểm định xe nâng hàng là 2 năm/lần. Đối với xe nâng đã sử dụng trên 10 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 1 năm/lần.
- Chế độ kiểm định bất thường là chế độ kiểm định được tiến hành khi có yêu cầu của cơ quan chức năng, đơn vị sử dụng. Sau khi thay thế, sửa chữa.
Ngoài ra, kiểm định an toàn xe nâng còn được thực hiện khi:
- Kiểm định trước khi xuất xưởng, trước khi bán
- Kiểm định xuất khẩu, nhập khẩu
4. Quy trình kiểm định xe nâng hàng
Kiểm định xe nâng hàng là hoạt động đòi hỏi tính chuyên môn cao, và được thực hiện bởi các đơn vị có chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ an toàn lao động, các đơn vị chuyên nghiệp và có kinh nghiệm.
Khi kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng hàng, tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn Hà Nội INSACOM – thực hiện lần lượt theo các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật xe
- Kiểm tra hồ sơ xuất xưởng;
- Kiểm tra nhật ký vận hành, bảo trì, sửa chữa;
- Xem xét hồ sơ kiểm định xe nâng lần trước
Bước 2: Khám xét kỹ thuật
- Xem xét việc ghi nhãn;
- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của khung xe thân vỏ, sàn, đối trọng, buồng lái;
- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của cơ cấu công tác (khung nâng, cơ cấu mang tải, xích nâng…);
- Hệ thống thuỷ lực;
- Hệ thống di chuyển (bánh xe, cầu xe ..);
- Đánh giá kỹ thuật của hệ thống an toàn (phanh, đèn tín hiệu, còi, gương…);
- Xem xét các vết nứt của khung nâng hay cơ cấu mang tải bằng cách siêu âm hoặc bột từ.
Bước 3: Thử nghiệm kỹ thuật ở điều kiện không tải và có tải
Chỉ thực hiện sau khi các bước kiểm tra ở trên có kết quả đạt yêu cầu.
- Thực không tải để kiểm tra hoạt động hệ thống thuỷ lực, hệ thống tín hiệu, hệ thống phanh và hệ thống di chuyển (hệ thống truyền lực, đường ống dẫn dầu, bơm dầu…);
- Thử tải kỹ thuật: Thử tải tĩnh ở tải trọng bằng 125% SWL và thử tải động ở mức 110%SWL;
- Kiểm tra phanh tay ở mức tải 100%SWL trên đoạn đường có độ dốc tối thiểu 20% trong thời gian 1 phút.
Bước 4: Xử lý kết quả kiểm định và cấp giấy chứng nhận kiểm định xe nâng
Tổ chức kiểm định sẽ dán tem kiểm định và ban hành kết quả kiểm định xe nâng nếu kết quả kiểm định đạt yêu cầu.
>> Xem thêm: Kiểm định an toàn thiết bị nâng
5. Các hình thức kiểm định xe nâng hàng
Đối với xe nâng hàng thì có 3 hình thức kiểm định chính và phổ biến hiện nay.
Kiểm định lần đầu
Kiểm định lần đầu là hoạt động kiểm định chất lượng máy và đảm bảo độ an toàn của máy, trước khi đưa vào sử dụng.
Trong quá trình kiểm định lần đầu, cũng có thể giúp bạn phát hiện được một số nguy cơ tiềm ẩn về an toàn lao động và giúp bạn có giải pháp ngăn ngừa, quản lý rủi ro hiệu quả.
Kiểm định định kỳ
Đây là hoạt động kiểm định định kỳ sau khi kết quả của quá trình kiểm định lần đầu hết hiệu lực.
Trong quá trình kiểm định này thì cần phải đảm bảo hồ sơ về xe nâng hay thiết bị được lưu trữ và đảm bảo như phiếu kết quả, biên bản, giấy tờ, nguồn gốc xe, … đảm bảo cung cấp đủ thông tin cho kiểm định viên.
Kiểm định bất thường
Là hoạt động kiểm định được tiến hành theo yêu cầu của đơn vị cung cấp, hoặc theo yêu cầu của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Ngoài ra đối với một số trường hợp như thay thế nâng tải, động cơ, bộ phận chịu tải thì cũng cần phải tiến hành kiểm định và đánh giá lại an toàn và chất lượng của xe.
6. Tem kiểm định xe nâng
Khi kiểm định đạt yêu cầu. Trung tâm kiểm định sẽ tiến hành dán tem kiểm định xe nâng lên thân thiết bị để đảm bảo tính khách quan và trung thực. Tem kiểm định xe nâng phải rõ ràng, thể hiện các thông tin như mã hiệu, ngày kiểm định, hạn kiểm định… chỗ dán tem phải đảm bảo vị trí dễ quan sát, không bị bụi bẩn, khô ráo để đảm bảo các thông tin trên tem không bị mất…
7. Chi phí kiểm định xe nâng hàng
Chi phí kiểm định an toàn xe nâng hàng được Nhà nước quy định mức giá tối thiểu theo thông tư số 41/2016/TT-BLĐTBXH dựa vào đặc tính kỹ thuật của thiết bị. Tuy nhiên, tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà phí kiểm định có thể thay đổi.
Hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0977.811.080 để biết thêm chi tiết.
8. Lý do nên chọn Hà Nội INSACOM là đơn vị kiểm định an toàn xe nâng hàng
- Chúng tôi đã được Bộ LĐTBXH chứng nhận có đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn đối với thiết bị.
- Đội ngũ kiểm định viên được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm để kịp thời xử lý những sự cố bất thường trong quá trình kiểm định.
- Hà Nội INSACOM là một đơn vị có các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định thiết bị đáp ứng theo quy định kỹ thuật, đem đến sự hài lòng cho mọi khách hàng.
- Chi phí kiểm định linh hoạt phù hợp với mọi đối tượng khách hàng. Dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo 24/7.
- Ngoài kiểm định an toàn, chúng tôi còn cung cấp nhiều dịch vụ khác đi kèm như: huấn luyện an toàn nhóm 1,2,3,4,5,6; đào tạo nghề/sơ cấp nghề; hiệu chuẩn thiết bị…
Công ty cổ phần kiểm định kỹ thuật, an toàn công nghiệp Hà Nội – Hà Nội INSACOM
Chuyên kiểm định, huấn luyện kỹ thuật an toàn và tư vấn xây dựng . Vui lòng liên hệ để được tư vấn và báo giá tốt nhất.
Hotline tư vấn: 0977.81.1080
Phục vụ: 24/7h toàn quốc
Địa chỉ: KĐT Gamuda Gardens, phường Trần Phú, quận Hoàng Mai, Hanoi, Vietnam
Website: http://hanoi insacom.com.vn
Email: kiemdinhhn@hanoiinsacom.com.vn