QTKĐ 02-2017/BLĐTBXH: BÌNH CHỊU ÁP

QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG

BÌNH CHỊU ÁP LỰC

  1. Phạm vi áp dụng
    Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bình chịu áp lực có áp suất
    làm việc định mức cao hơn 0,7 bar (không kể áp suất thủy tĩnh) theo phân loại
    tại TCVN 8366:2010 và các bình chịu áp lực có áp suất làm việc định mức trên
    210 bar, thuộc Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt
    về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.
    Quy trình này không áp dụng cho bình chịu áp lực có kết cấu lắp trên
    phương tiện vận tải và phương tiện thăm dò khai thác dầu khí trên biển.
    Căn cứ vào quy trình này và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn tương
    ứng, các tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động xây dựng quy trình chi tiết
    cho từng dạng, loại thiết bị cụ thể nhưng không được trái với quy định của quy
    trình này và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn tương ứng.
  1. Đối tượng áp dụng
  • Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý, sử dụng
    bình chịu áp lực nêu tại Mục 1 của Quy trình này (sau đây gọi tắt là cơ sở) trong
    lĩnh vực: Công nghiệp cơ khí, luyện kim; sản xuất, truyền tải, phân phối điện,
    năng lượng mới, năng lượng tái tạo; khai thác, chế biến, vận chuyển, phân phối
    tồn chứa dầu khí và sản phẩm dầu khí; hóa chất nguy hiểm; vật liệu nổ công
    nghiệp; công nghiệp khai thác than.
  • Các tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động (sau đây gọi là
    tổ chức kiểm định) và kiểm định viên được cấp chứng chỉ kiểm định viên theo
    quy định của Bộ Công Thương.

BẤM VÀO ĐỂ XEM VÀ TẢI VỀ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *