Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với cần trục tháp sử dụng trong thi công xây dựng do Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng – Bộ Xây dựng chủ trì biên soạn và được ban hành kèm theo Thông tư số 29/2016/TT-BXD ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Bộ Xây dựng.
1. Phạm Vi Và Đối Tượng Áp Dụng.
1.1. Phạm vi áp dụng
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn này áp dụng để kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ và kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường đối với các loại cần trục tháp sử dụng trong thi công xây dựng theo Danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành và thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Xây dựng.
Căn cứ vào quy trình này, các tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn áp dụng trực tiếp hoặc xây dựng quy trình cụ thể, chi tiết cho từng loại cần trục tháp sử dụng trong thi công xây dựng nhưng không được trái với quy định của quy trình này.
1.2. Đối tượng áp dụng
– Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý, sử dụng cần trục tháp nêu tại Mục 1.1 của Quy trình này (sau đây gọi tắt là cơ sở);
– Các tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
2. Các Bước Kiểm Định.
Khi kiểm định kỹ thuật an toàn phải tiến hành lần lượt theo các bước sau:
– Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị;
– Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;
– Kiểm tra kỹ thuật – Thử không tải;
– Các chế độ thử tải – Phương pháp thử;
– Xử lý kết quả kiểm định.
Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 01 và lưu trữ đầy đủ tại tổ chức kiểm định.
3. Tiến Hành Kiểm Định
Khi tiến hành kiểm định phải thực hiện theo trình tự sau:
3.1. Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài:
Xem xét lần lượt và toàn bộ các cơ cấu, bộ phận của thiết bị theo trình tự như sau:
3.1.1. Kiểm tra tình trạng kỹ thuật kết cấu kim loại, các mối hàn, mối ghép đinh tán (nếu có), mối ghép bulông, … của buồng điều khiển, thang, sàn và che chắn … Khi có nghi ngờ về tình trạng kết cấu kim loại thì yêu cầu cơ sở áp dụng các biện pháp kiểm tra bổ sung phù hợp để đánh giá chính xác hơn: Kiểm tra chiều dày, chất lượng mối hàn.
3.1.2. Kiểm tra tình trạng các hệ neo giằng thân tháp (khi cần trục tháp đã vượt chiều cao tự đứng). Các hệ neo giằng thân tháp chỉ được phép liên kết vào kết cấu chịu lực của công trình (sàn tầng, đà, cột, tường bê tông), không cho phép liên kết vào tường gạch, vách gạch.
3.1.3. Kiểm tra tình trạng kỹ thuật móc và các chi tiết của ổ móc.
– Móc tải phải đáp ứng các yêu cầu của TCVN 4244-2005 (Phụ lục 13A, 13B, 13C).
– Khi làm việc thực tế có thể thay thế các loại móc phù hợp với điều kiện làm việc thực tế nhưng phải phù hợp với TCVN 4244-2005.
3.1.4. Cáp và các bộ phận cố định cáp.
– Cáp nâng hạ tải, cần và di chuyển xe con của cần trục tháp phải đáp ứng các yêu cầu của nhà chế tạo.
– Các đầu cố định cáp phải lắp đúng theo quy định của nhà chế tạo hoặc theo các quy định của phụ lục 18C TCVN 4244-2005.
3.1.5. Puly
– Kiểm tra độ mòn của puly (Phụ lục 19A, 20A, 20B TCVN 4244:2005).
3.1.6. Bộ phận nối đất bảo vệ của hệ thống điện (kiểm tra mối nối với thiết bị, dây dẫn, mối nối đất). Kết quả đo điện trở nối đất không được vượt quá 4Ω.
– Kiểm tra hệ thống chống sét của thiết bị: Giá trị đo không lớn hơn 10Ω.
3.1.7. Đường ray (nếu có): Kiểm tra và đánh giá theo phụ lục 5 TCVN 4244:2005.
3.1.8. Các thiết bị an toàn:
– Kiểm tra sự hoạt động của các cơ cấu an toàn: hạn chế quá tải, hạn chế mô men tải, hạn chế chiều cao nâng, hạn chế di chuyển xe con, hạn chế số vòng quay cần, chống đứt cáp xe con, còi chuông báo hiệu, khống chế góc nâng hạ cần …
– Kiểm tra sự hoạt động của các cơ cấu an toàn khác của cần trục tháp như: Thiết bị báo tốc độ gió, thiết bị chỉ báo tầm với và tải trọng….
3.1.9. Các phanh của cần trục tháp:
– Các phanh của Cần trục tháp phải đáp ứng các yêu cầu của mục 1.5.3.3 TCVN 4244-2005.
– Che chắn cho phanh tránh tiếp xúc với dầu bôi trơn, dầu thủy lực, các chất lỏng khác và các yếu tố thời tiết.
3.1.10. Đối trọng và ổn trọng:
– Kiểm tra lắp đặt, số lượng, khối lượng, kích thước, vị trí của đối trọng và ổn trọng theo hồ sơ kỹ thuật nhà sản xuất, đáp ứng TCVN 5206-1990.
3.1.11. Kiểm tra vị trí lắp đặt cần trục tháp theo quy định tại mục 1.5.7 TCVN 4244-2005.
Lưu ý:
Kiểm tra khả năng quay toàn vòng của cần trục tháp và khoảng cách an toàn tới công trình xung quanh hay các thiết bị khác trong công trường.
Kiểm tra các yếu tố có khả năng gây ảnh hưởng đến diện tích cản gió của cần trục tháp như Pano, biển quảng cáo…
3.1.12. Kiểm tra tấm nhãn hàng hóa (tên nhà chế tạo, năm sản xuất, số chế tạo, tải trọng nâng…) phù hợp với hồ sơ lý lịch cần trục tháp (Mục 1.5.1.2 TCVN 4244 – 2005)
3.1.13. Bảng nội quy sử dụng, mặt bằng làm việc, khoảng cách an toàn và các biện pháp an toàn, các chướng ngại vật cần lưu ý trong suốt quá trình tiến hành kiểm định; sự phù hợp của các bộ phận, chi tiết và thông số kỹ thuật của cần trục tháp so với hồ sơ, lý lịch.
Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi thiết bị được lấp đặt theo đúng hồ sơ kỹ thuật, không phát hiện các hư hỏng, khuyết tật và đáp ứng các yêu cầu của mục 8.1.
3.2. Kiểm tra kỹ thuật – Thử không tải:
3.2.1. Tiến hành thử không tải các cơ cấu và hệ thống (theo mục 4.3.2 TCVN 4244- 2005), bao gồm:
– Cơ cấu nâng hạ móc, nâng hạ cần, cơ cấu quay, cơ cấu di chuyển thiết bị (nếu là loại di chuyển trên ray);
– Các thiết bị an toàn: khống chế nâng hạ móc, khống chế nâng hạ cần, chỉ báo tầm với và tải tương ứng….
– Phanh, hãm cơ cấu nâng hạ cần và móc;
– Các thiết bị điều khiển, chiếu sáng, tín hiệu, âm hiệu.
3.2.2. Các phép thử trên được thực hiện không ít hơn 03 lần:
Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi thiết bị được vận hành theo đúng tính năng thiết kế, không phát hiện các hiện tượng bất thường và đáp ứng các yêu cầu của mục 8.2.
3.3. Các chế độ thử tải – Phương pháp thử:
Hệ thống hạn chế quá tải, hạn chế mô men tải, cần phải cô lập trong quá trình thử tải.
3.3.1. Thử tải tĩnh:
– Tải trọng thử: Bằng 125% SWL (tải trọng làm việc an toàn) hoặc theo yêu cầu cơ sở nhưng không lớn hơn tải trọng thiết kế và phải phù hợp với chất lượng thực tế của thiết bị; Trong trường hợp chất lượng thực tế của thiết bị không đạt yêu cầu thì giảm tỉ trọng làm việc an toàn nhưng phải có sự thống nhất giữa các bên liên quan;
– Treo tải lần lượt tại hai vị trí: tầm với nhỏ nhất (tại vị trí chịu tải nguy hiểm nhất) và tầm với lớn nhất theo đặc tính tải của thiết bị và thực hiện theo 4.3.2 TCVN 4244-2005;
– Thời gian thử: 10 phút ở mỗi vị trí tầm với.
Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi trong 10 phút treo tải, tải không trôi, sau khi hạ tải xuống, các cơ cấu và bộ phận của Cần trục tháp không có vết nứt, không có biến dạng hoặc các hư hỏng khác và đáp ứng các yêu cầu tại mục 4.3.2 TCVN 4244-2005.
3.3.2. Thử tải động:
– Tải trọng thử: Bằng 110% SWL hoặc theo yêu cầu cơ sở nhưng không lớn hơn tải trọng thiết kế và phải phù hợp với chất lượng thực tế của thiết bị;
– Treo tải lần lượt tại hai vị trí tầm với nhỏ nhất (tại vị trí chịu tải nguy hiểm nhất) và tầm với lớn nhất theo đặc tính tải của thiết bị và thực hiện theo 4.3.2 TCVN 4244-2005.
Lưu ý: Kết thúc quá trình thử tải, phải khôi phục hệ thống hạn chế quá tải và mô men tải. Sau đó tiến hành kiểm tra lại cơ cấu đó.
Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi trong quá trình thử tải, tải không trôi và sau khi hạ tải xuống, các cơ cấu và bộ phận của Cần trục tháp không có vết nứt, không có biến dạng dư hoặc các hư hỏng khác. Đáp ứng các quy định tại mục 4.3.2, 4.3.3 TCVN 4244-2005.
Cuối cùng quan trọng vẫn là lựa chọn 1 đơn vị kiểm định chất lượng và có kinh nghiệm, uy tín. Quý khách có nhu cầu kiểm định cẩu tháp hay kiểm định cần trục tháp hoặc kiểm định an toàn lao động, kiểm định an toàn nhà máy, cơ quan… vui lòng liên hệ:
Công ty cổ phần kiểm định kỹ thuật, an toàn công nghiệp Hà Nội-Hà Nội INSACOM
Chuyên kiểm định, huấn luyện kỹ thuật an toàn và tư vấn xây dựng . Vui lòng liên hệ để được tư vấn và báo giá tốt nhất.
Hotline tư vấn: 0977.81.1080
Phục vụ: 24/24h toàn quốc
Địa chỉ: KĐT Gamuda Gardens, phường Trần Phú, quận Hoàng Mai, Hanoi, Vietnam
Website: http://hanoi insacom.com.vn
Email: kiemdinhhn@hanoiinsacom.com.vn
Theo Thư Viện Pháp Luật