Việc hội nhập kinh tế đã thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp, cơ sở xản xuất. Từ đó, dẫn đến việc số lượng công nhân ngày càng nhiều và thời gian làm việc của người lao động cũng gia tăng theo. Vấn đề tai nạn lao động lại một lần nữa trở thành tiêu điểm của xã hội và mối lo của rất nhiều người lao động cũng như doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc nâng cao nhận thức về ý nghĩa an toàn lao động và các biện pháp bảo hộ trong công ty, xưởng sản xuất là rất đáng quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn khái quát hơn về vấn đề này!
1. Khái niệm chung về an toàn lao động
An toàn lao động có thể được hiểu là tổng hợp các biện pháp, phương thức nhằm ngăn chặn, phòng ngừa các tai nạn, sự cố trong quá trình làm việc, lao động. Việc thực hiện tốt an toàn lao động sẽ giúp hạn chế, giảm thiểu tối đa những thương tích, thiệt hại về tính mạng và tài sản cho người lao động cũng như doanh nghiệp.
2. Ý nghĩa của việc quy định về an toàn lao động
An toàn lao động đóng một vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng không những đối với người lao động, doanh nghiệp nói riêng mà còn ảnh hưởng đến yếu tố kinh tế và xã hội.
Đối với doanh nghiệp, bảo đảm an toàn lao động sẽ giúp công ty giảm được các thiệt hại do tai nạn gây ra. Không những vậy, khi có công tác an toàn lao động chặt chẽ, nghiêm ngặt, doanh nghiệp sẽ tạo được niềm tin và uy tín thương hiệu đối với người lao động cũng như công chúng.
Ý nghĩa an toàn lao động đối với kinh tế là một sự thật không thể phủ nhận. Khi thực hiện tốt các biện pháp bảo hộ và an toàn trong lao động thì công nhân sẽ làm việc có năng suất và hiệu quả cao hơn, đồng thời giảm chi phí khắc phục hậu quả do tai nạn lao động gây ra.
Mặt khác, người lao động cũng là một nhân tố quan trọng của xã hội. Vì vậy khi các tai nạn lao động được giảm thiểu xuống mức thấp nhất thì có nghĩa là cuộc sống của người lao động được nâng cao, từ đó xã hội cũng phát triển theo.
Nói tóm lại, việc thực hiện tốt các công tác an toàn lao động sẽ giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả sản xuất cao và nền kinh tế, xã hội từ đó cũng phát triển bền vững.
3. Các nguyên tắc của an toàn lao động
Để đảm bảo an toàn lao động trong quá trình làm việc và sản xuất, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
– Cần thực hiện đúng những chỉ dẫn, quy định về an toàn khi sử dụng các dụng cụ, máy móc trong nhà xưởng hoặc nơi làm việc.
– Sắp xếp, dọn dẹp khu vực làm việc thường xuyên để đảm bảo gọn gàng, thoáng đãng.
– Đối với các nguồn điện và dây dẫn cần đặt ở nơi cao ráo và tuân thủ các quy tắc an toàn điện.
– Trong nhà máy, công xưởng cần trang bị đầy đủ các thiết bị phòng cháy chữa cháy.
– Không để các dụng cụ, nguyên liệu dễ cháy ở gần những nơi có thể phát sinh ra lửa.
– Có lối thoát hiểm để đảm bảo an toàn cho người lao động khi có tình huống khẩn cấp xảy ra.
– Người lao động phải được trang bị đầy đủ các trang phục và thiết bị bảo hộ lao động cá nhân như: quần áo, mũ, kính, giày, găng tay bảo hộ,….
4. Tầm quan trọng của an toàn lao động
Những năm gần đây, công tác đảm bảo an toàn ,vệ sinh lao động đã đạt được những hiệu quả nhất định.Tuy nhiên,theo báo cáo thì vấn đề này vẫn còn tiềm ẩn một số hạn chế do công tác huấn luyện, đào tạo kỹ năng an toàn lao động chưa được quan tâm đúng mực ở cơ sở, đơn vị sản xuất, doanh. Do đó người lao động vẫn chưa có ý thức cao trong việc giữ gìn an toàn cho mình và cộng đồng.
Xuất phát từ thực tế trên, Chính phủ đã ban hành hệ thống chính sách,pháp luật về đảm bảo an toàn lao động. với nghị định 44/2016/NĐ-CP đã quy định một số yêu cầu bắt buộc đối với các nhóm đối tượng lao động một cách toàn diện và cụ thể. Điều này cho thấy sự quan tâm sâu sắc về tầm quan trọng của việc thực hiện lao động an toàn.
Có thể nói , an toàn lao động có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ đối với người trực tiếp lao động,doanh nghiệp sử dụng lao động mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển chung đối với nền kinh tế và toàn xã hội. Nói cách khác, khi vấn đề an toàn và vệ sinh lao động được thực hiện hiệu quả là góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và giảm gánh nặng đối với xã hội.
Đối với doanh nghiệp, bảo đảm an toàn cho người lao động sẽ giúp cắt giảm tối đa các chi phí do tai nạn gây ra. Không những vậy, xét về mặt vĩ mô, công tác an toàn, vệ sinh lao động được thực hiện chặt chẽ, nghiêm ngặt, góp phần tạo được niềm tin và uy tín thương hiệu đối với người lao động cũng như công chúng cho daonh nghiệp.
Mặt khác, người lao động là một nhân tố quan trọng, lực lượng sản xuất tạo ra sự phát triển chung của xã hội. Khi các tai nạn lao động được giảm thiểu xuống mức thấp nhất thì người lao động luôn luôn yên tâm làm việc.Từ đó, chất lượng cuộc sống của người lao động được nâng cao, kinh tế gia đình có điều kiện được cải thiện. trên phương diện chung, thúc đẩy xã hội phát triển theo