HUẤN LUYỆN AN VỆ SINH TOÀN LAO ĐỘNG – THEO NGHỊ ĐỊNH 44/2016/NĐ-CP
Doanh nghiệp có trách nhiệm đảm bảo an toàn lao động tại cơ sở theo quy định pháp luật Việt Nam. Huấn luyện an toàn lao động là một trong những hoạt động thể hiện trách nhiệm của tổ chức đối với vấn đề an toàn vệ sinh lao động cũng như đối với nhân viên của mình. Chỉ khi thực hiện đào tạo huấn luyện, người lao động và doanh nghiệp mới có thể nắm rõ các kiến thức, kỹ năng từ đó đảm bảo được an toàn lao động tại nơi làm việc một cách hiệu quả. Sau đây Hà Nội INSACOM, sẽ cung cấp thông tin bao gồm các quy định pháp luật và lớp huấn luyện an toàn lao động để Quý doanh nghiệp tìm hiểu cũng như trang bị được thông tin tốt nhất.
1. Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động theo Quy định Nhà nước
Pháp luật đã quy định việc huấn luyện vệ sinh toàn lao động là yêu cầu bắt buộc trong các công việc sản xuất. Công tác huấn luyện này giúp người lao động, người quản lý và những người liên quan nâng cao sự hiểu biết về các biện pháp bảo hộ, phòng ngừa rủi ro. Các đối tượng tham gia đào tạo sẽ chủ động thực hiện quá trình lao động hiệu quả, an toàn, tránh được nhiều rủi ro.
>> Xem thêm: Dịch vụ huấn luyện an toàn sơ cấp cứu | Chi phí tốt – Thủ tục nhanh chóng
Chính phủ đã ban hành nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định những điều cụ thể và toàn diện về những yêu cầu đối với các đối tượng lao động, nội dung đào tạo, huấn luyện viên, tổ chức thực hiện huấn luyện và các nội dung khác xoay quanh hoạt động huấn luyện an toàn lao động. Điều này nhằm giúp người sử dụng lao động, người lao động nắm được tầm quan trọng của việc thực hiện công tác đảm an toàn trong quá trình sản xuất, kinh doanh cũng như các nội dung chủ yếu khi thực hiện công tác đào tạo an toàn.
Ý nghĩa của huấn luyện an toàn lao động
Nếu người lao động được huấn luyện thực hiện tốt về an toàn lao động sẽ hạn chế tối đa những thương tích dễ xảy ra trong quá trình làm việc. Ngoài ra còn giúp ngăn chặn những thiệt hại khác về tính mạng, tài sản cho chính bản thân những người lao động cũng như các doanh nghiệp.
Đối với xã hội
Trên thực tế, an toàn lao động có ý nghĩa rất quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và toàn xã hội nói riêng. Thực hiện tốt công tác huấn luyện làm tăng sự phát triển kinh tế vì tính ổn định và giảm bớt các gánh nặng đối với xã hội vì những rủi ro có thể xảy ra.
Những người lao động luôn là một nguồn nhân lực quan trọng trong quá trình sản xuất, góp phần tạo nên nhiều giá trị xã hội trong nhiều lĩnh vực. Việc huấn luyện kỹ càng, hiệu quả tạo ra tinh thần an tâm khi làm việc, cuộc sống người lao động thêm phần hạnh phúc cũng như cải thiện được điều kiện kinh tế gia đình.
Đối với doanh nghiệp
Huấn luyện an toàn lao động được thực hiện một cách nghiêm ngặt và quy củ giúp cho các doanh nghiệp tập trung quản lý nguồn nhân lực, giảm thiểu chi phí do tai nạn lao động và nâng cao hiệu quả trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh khi người lao động tham gia vào. Doanh nghiệp đề cao an toàn lao động còn nhận được sự tin cậy đối với nhân viên và tạo được niềm tin với xã hội.
2. Quy định pháp lý về huấn luyện an toàn vệ sinh lao động
Cơ sở pháp lý:
- Luật An toàn vệ sinh lao động 2015;
- Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật An toàn, vệ sinh lao động;
- Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động;
- Thông tư 06//2020/TT- BLLĐTBXH công bố Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;
- Thông tư 31/2018/TT- BLLĐTBXH quy định chi tiết hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
Một số quy định chi tiết doanh nghiệp cần biết như sau:
Điểm b khoản 2 Điều 7 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định Người sử dụng lao động có nghĩa vụ Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;
Điều 14. Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định các nội dung về công tác Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, Cụ thể như sau:
- Người quản lý phụ trách an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác y tế, an toàn, vệ sinh viên trong cơ sở sản xuất, kinh doanh phải tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và được tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cấp giấy chứng nhận sau khi kiểm tra, sát hạch đạt yêu cầu. Trường hợp có thay đổi về chính sách, pháp luật hoặc khoa học, công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động thì phải được huấn luyện, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động.
- Người sử dụng lao động tổ chức huấn luyện cho người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và cấp thẻ an toàn trước khi bố trí làm công việc này.
- Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động phải được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động khi làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và được cấp thẻ an toàn.
3. Mục đích của huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
- Thực hiện tốt việc an toàn lao động sẽ bảo đảm an toàn thân thể của người lao động, giảm thiểu tối đa các trường hợp tai nạn lao động.
- Bên cạnh đó, thực hiện an toàn lao động giúp người lao động khỏe mạnh, không bị mắc bệnh do tác động nghề nghiệp.
- Không những vậy còn bồi dưỡng hồi phục kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động.
- Doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, giảm thiếu chi phí do TNLĐ,. BNN gây ra cho người lao động.
4. Đối tượng tham gia huấn luyện an toàn lao động
Nhóm 1: Người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động
- Bao gồm những người từ phó giám đốc, Giám đốc Doanh Nghiệp. Những người đứng đầu và cấp phó các chi nhánh trực thuộc doanh nghiệp; người phụ trách công tác hành chính, nhân sự, quản đốc phân xưởng hoặc tương đương;
- Cấp phó chủ nhiệm, chủ nhiệm hợp tác xã, chủ hộ kinh doanh cá thể, chủ hộ gia đình có sử dụng lao động theo hợp đồng;
- Thủ trưởng và cấp phó: Trường hợp trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội vv hoặc các tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
>> Xem thêm: chi tiết nội dung Huấn luyện an toàn nhóm 1 – Dành cho cán bộ quản lý phụ trách về an toàn vệ sinh lao động
Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động
- Người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
- Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở.
>> Xem thêm: chi tiết nội dung Huấn luyện an toàn nhóm 2
Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động
Bao gồm người làm công thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động đính kèm thông tư 06//2020/TT- BLLĐTBXH do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành:
- Sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm, độc hại;
- Các công việc trực tiếp thi công xây dựng công trình;
- Chế tạo, lắp ráp thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động;
- Vận hành Thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ;
- Các công việc làm việc trên công hoặc nơi cheo leo nguy hiểm;
- Bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ;
- Các công việc làm về hàn cắt kim loại;
- Tháo dỡ, kiểm tra thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ;
- Kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị cóa yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ;
- Các công việc làm vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường, vệ sinh chuồng trại;
- Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, tháo dỡ, kiểm tra, giám sát hoạt động máy, thiết bị thi công xây dựng;
- Chế tạo, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, kiểm tra máy, thiết bị trong hang hầm, hầm tàu, phương tiện thủy;
- Lắp ráp, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, vệ sinh các loại máy mài, cưa, máy phay, máy bào, máy tiện,…và máy in công nghiệp;
- Các công việc trên sông, trên biển, lặn dưới nước;
- Các công việc trong không gian hạn chế (hầm, đường hầm, bể, giếng, đường cống, công trình ngầm, công trình xử lý nước thải,…);
- Các công việc làm về thi công, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện và hệ thống điện.
>> Xem thêm: chi tiết nội dung Huấn luyện An toàn Lao động Nhóm 3- Người làm công việc nặng có yêu cầu nghiệm ngặt.
Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm 1,2,3 và 5; bao gồm cả người học nghề, tập nghề thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động;
>> Xem thêm: Huấn luyện an toàn nhóm 4
Nhóm 5: Người làm công tác y tế
Đối tượng đào tạo nhóm 5 là người làm công tác y tế. Theo điều 73 Luật An toàn vệ sinh lao động, người làm công tác y tế (hoặc bộ phận y tế) có trách nhiệm chăm sóc sức khỏe và quản lý sức khỏe của người lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.
>> Xem thêm: Huấn luyện an toàn lao động nhóm 5
Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
Theo quy định về an toàn lao động của Bộ LĐ-TBXH thì thời gian huấn luyện cho nhóm 6 ít nhất là 4 giờ ngoài nội dung được giảng dạy về an toàn vệ sinh lao động.
Đối tượng đào tạo nhóm 5 là người làm công tác y tế. Theo điều 73 Luật An toàn vệ sinh lao động, người làm công tác y tế (hoặc bộ phận y tế) có trách nhiệm chăm sóc sức khỏe và quản lý sức khỏe của người lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.
>> Xem thêm: chi tiết nội dung Huấn luyện an toàn lao động nhóm 6
5. Nội dung đào tạo an toàn vệ sinh lao động và khung thời gian từng nhóm
Căn cứ theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP, Nội dung đào tạo sẽ được xây dựng và đưa vào giảng dạy như sau:
- Hệ thống chính sách, quy định của Pháp luật về vệ sinh, an toàn lao động;
- Các nghiệm vụ, công tác thực hiện/đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động;
- Kiến thức cơ bản về công tác vệ sinh, an toàn lao động;
- Hướng dẫn, đào tạo các kỹ thuật an toàn thiết bị.
Điều 19 Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thời gian huấn luyện an toàn đối với từng nhóm đối tượng học viên:
Thời gian cho khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động sẽ có sự khác nhau giữa các nhóm:
- Nhóm 1 và nhóm 4: Tối thiểu 16 giờ.
- Nhóm 2: Tối thiểu trong 48 giờ, chia thành nhiều khoảng thời gian khác nhau theo giờ hành chính.
- Nhóm 3: Tối thiểu trong 24 giờ.
- Nhóm 5: Tối thiểu là 16 giờ (bao gồm thời gian đào tạo và kiểm tra).
- Nhóm 6: Tối thiểu 5 giờ.
Lưu ý, đầy là thời gian áp dụng cho trường hợp tham gia đào tạo an toàn lao động lần đầu. Theo đó, những đối tượng nằm trong diện này buộc phải thực hiện đúng và đủ thời gian huấn luyện theo quy định.
>> Xem thêm: Đào tạo an toàn vệ sinh lao động | Thông tin chi tiết
6. Chi phí huấn luyện an toàn lao động
Hiện nay, chưa có Nghị định hay Thông tư cụ thể nào quy định về mức chi phí cho các khóa huấn luyện an toàn lao động. Do đó, mức giá này sẽ được xác định theo mỗi trung tâm, đơn vị thực hiện đào tạo. Để nhận được mức giá tốt và phù hợp nhất, liên hệ ngay đến Hà Nội INSACOM để nhận tư vấn ngay.
7. Khi bạn tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cùng Hà Nội INSACOM
- Bạn sẽ được tham gia khóa học với những giảng viên dày dặn kinh nghiệm về công tác an toàn lao động
- Bạn sẽ được Hà Nội INSACOM tư vấn về nhũng vấn đề an toàn lao động tại các doanh nghiệp
- Bạn sẽ được cấp tài liệu học , do chính những giảng viên đứng lớp sẽ biên soạn
- Bạn sẽ được tham gia thực hành cuối mỗi buổi học đến khi các bạn thành thạo trong công việc
- Bạn sẽ nhận được bộ hồ sơ lưu khi tham gia khóa học
- Bạn sẽ không nhận chứng chỉ an toàn lao động mà sẽ nhận thẻ huấn luyên an toàn.
>> Xem thêm: Huấn luyện an toàn hoá chất | Thông tin chi tiết
Công ty cổ phần kiểm định kỹ thuật, an toàn công nghiệp Hà Nội – Hà Nội INSACOM
Chuyên kiểm định, huấn luyện kỹ thuật an toàn và tư vấn xây dựng . Vui lòng liên hệ để được tư vấn và báo giá tốt nhất.
Hotline tư vấn: 0977.81.1080
Phục vụ: 24/7 toàn quốc
Địa chỉ: KĐT Gammuda Gardens, phường Trần Phú, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội, Việt Nam
Email: kiemdinhhn@hanoiinsacom.com.vn