Kiểm định thang máy là quy định bẳt buộc theo quy định nhà nước. Thực hiện kiểm định không những đáp ứng việc quản lý và sử dụng thang máy trong các toà nhà một cách an toàn và tuân thủ pháp luật mà còn giúp các tổ chức, đơn vị nâng cao hình ảnh và thương hiệu, gỉam thiểu các chi phí liên quan.
1. Quy định về kiểm định thang máy
Thang máy là các thiết bị có khả năng gây mất an toàn cho người sử dụng, chính vì vậy việc kiểm định thang máy là bẳt buộc và được quy định rất cụ thể tại Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH ban hành danh mục máy, thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn đều phải kiểm định để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 2020 và thay thế cho Thông tư số 53/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội về việc ban hành Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. Tất cả các tổ chức, cá nhân sử dụng thang máy, đều phải thực hiện kiểm định định kỳ theo quy định cùa Nhà nước.
Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về thang máy điện như sau:
- QCVN 02 :2011/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy điện
- QCVN 07:2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng
- QCVN 18:2013/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy thủy lực
- QCVN 26:2016/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy điện không có buồng máy
- TCVN 6904:2001, Thang máy điện. Phương pháp thử – Các yêu cầu an toàn về cấu tạo và phương pháp thử
- TCVN 6396-3:2010, Thang máy chở hàng dẫn động điện. Yêu cầu về cầu tạo và lắp đặt
- TCVN 7550:2005, Cáp thép dùng cho thang máy. Yêu cầu tối thiểu
- TCVN 6905:2001, Thang máy thủy lực. Phương pháp thử. Các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt
- TCVN 5867:2009, Thang máy, cabin, đối trọng và ray dẫn hướng. Yêu cầu an toàn
- TCVN 9358:2012, Lắp đặt hệ thống nối đất cho các công trình công nghiệp. Yêu cầu chung
- TCVN 9385:2012, Chống sét cho công trình xây dựng. Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống
2. Thời hạn kiểm định thang máy
Thời hạn kiểm định dựa theo quy trình kiểm định thang máy QTKĐ: 02-2021/BLĐTBXH như sau:
- Thang máy có thời gian sử dụng chưa đến 10 năm: Thời hạn kiểm định định kỳ là 3 năm;
- Thang máy có thời gian sử dụng trên 10 năm: Thời hạn kiểm định định kỳ là 2 năm;
- Thang máy có thời gian sử dụng trên 20 năm: Thời hạn kiểm định định kỳ là 1 năm;
Trường hợp nhà chế tạo quy định hoặc cở sở yêu cầu thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo quy định của nhà chế tạo hoặc yêu cầu của cơ sở. Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
>>> Xem thêm: Quy trình kiểm định an toàn thang máy | Thông tin chi tiết
3. Chi phí kiểm định thang máy là bao nhiêu?
Mức thu phí hay chi phí kiểm định thang máy, thang cuốn được quy định cụ thể tại Thông tư 41/2016/TT-BLĐTBXH. Văn bản này quy định mức giá kiểm định các loại máy móc, thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong đó có các loại thang máy.
Tuy nhiên, giá kiểm định thang máy còn phụ thuộc vào vị trí cũng như số lượng thang, loại thang mà khách hàng yêu cầu kiểm định.
Quý khách hàng tham khảo bảng giá kiểm định thang máy mới nhất tại đây:
STT | Loại Thang Máy | Giá kiểm định |
---|---|---|
1 | Thang máy dưới 10 tầng | 2.000.000 VNĐ |
2 | Thang máy từ 10 đến 20 tầng | 3.000.000 VNĐ |
3 | Thang máy từ 20 tầng trở lên | 4.500.000 VNĐ |
4. Kiểm định an toàn thang máy khi nào
4.1 Kiểm định lần đầu
- Thang máy phải được kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng. Thời gian kiểm định lần đầu thang máy bao gồm:
- Thời gian kiểm tra tài liệu liên quan đến thang máy như giấy phép lắp đặt, giấy chứng nhận hợp quy, hồ sơ kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng, biên bản bàn giao và nghiệm thu thang máy. Thường có thể mất từ 15 đến 30 phút tùy theo số lượng và độ đầy đủ của tài liệu.
- Thời gian kiểm tra trực quan để kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các bộ phận, thiết bị của thang máy bằng mắt thường hoặc với sự trợ giúp của các thiết bị đo lường. Mất từ 30 đến 60 phút tùy theo loại và kích thước của thang máy để kiểm định.
- Thời gian kiểm tra chức năng, khả năng hoạt động của các chức năng cơ bản của thang máy như khởi động và dừng, điều khiển tầng và hướng chuyển động, mở và đóng cửa, hoạt động của các thiết bị an toàn. Thời gian mất từ 60 – 120 phút tùy theo số lượng và phức tạp của các chức năng cần kiểm tra.
- Thời gian kiểm tra an toàn của thang máy khi vận hành trong các điều kiện khác nhau như an toàn điện, an toàn cháy nổ, an toàn cơ khí, an toàn lao động. Có thể mất từ 60 – 180 phút cho việc kiểm tra.
- Thời gian xử lý kết quả kiểm định để tổng hợp, phân tích và đánh giá kết quả kiểm định, xác định mức độ phù hợp của thang máy với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Thời gian xử lý thường từ 30 – 60 phút tùy theo số lượng và nội dung của kết quả.
4.2 Kiểm định định kỳ
Thang máy phải được kiểm định định kỳ theo chu kỳ sau mỗi 12 tháng kể từ ngày cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật lần trước hoặc từ ngày cấp giấy chứng nhận hợp quy (đối với kiểm định lần đầu).
Mục đích của loại hình kiểm tra này là kiểm tra tình trạng bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa của thang máy, phát hiện và xử lý các hư hỏng, sai lệch có thể ảnh hưởng đến an toàn của thang máy. Thời gian kiểm định định kỳ thang máy có thể ngắn hơn so với kiểm định lần đầu, tùy theo tình trạng của thang máy.
>>> Xem thêm: 10 Chi tiết quan trọng trong hệ thống an toàn thang máy
4.3 Kiểm định bất thường
Thang máy phải được kiểm định bất thường trong các trường hợp khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc khi có dấu hiệu mất an toàn của thang máy.
Mục đích nhằm xác minh nguyên nhân và mức độ của sự cố, đề xuất các biện pháp khắc phục và phòng ngừa. Thời gian kiểm định bất thường thang máy có thể dài hơn so với kiểm định lần đầu hoặc kiểm định định kỳ, tùy theo tính chất và quy mô của sự cố.
5. Hậu quả và mức sử phạt khi không kiểm định thang máy
Tại điều 23, Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định mức xử phạt các thiết bị máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt. Thang máy là một trong những thiết bị thuộc danh mục máy móc thiết bị gây mất an toàn cho con người. Dưới đây là các hậu quả và mức xử phạt của các cá nhân, tổ chức khi vi phạm quy định:
5.1 Các hậu quả có thể xảy ra?
- Chất lượng hoạt động thang máy không được đảm bảo.
- Nếu xảy ra bất kỳ sự cố thang máy gì đơn vị cung cấp sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm pháp lý.
- Dễ xảy ra sự cố khi thang máy chưa được kiểm định an toàn.
- Rủi ro cho người dùng, nguy hiểm rình rập đến tính mạng con người.
5.2 Mức xử phạt khi không thực hiện kiểm định an toàn thang máy
Có 3 mức độ xử phạt hành chính đối với những đơn vị không kiểm định an toàn, chất lượng thang máy theo quy định bao gồm:
- Mức độ 1: Phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng với trường hợp tổ chức cá nhân sử dụng thang máy không báo cáo cơ quan thẩm quyền kiểm định các loại máy cũng như thiết bị liên quan đến thang máy.
- Mức độ 2: Phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không khai báo kiểm định thang máy mà đã đưa vào sử dụng.
- Mức độ 3: Phạt tiền từ 50.000.000 – 75.000.000 đồng đối với các trường hợp chống đối không kiểm định mà đưa vào sử dụng hoặc kiểm định chưa đạt yêu cầu nhưng vẫn cố tình sử dụng.
Công ty Cổ phần Kiểm định Kỹ thuật, An toàn Công nghiệp Hà Nội – Hà Nội INSACOM
Chuyên kiểm định thiết bị và huấn luyện an toàn lao động. Vui lòng liên hệ để được tư vấn và báo giá tốt nhất.
Hotline tư vấn: 0977.81.1080
Phục vụ: 24/7h toàn quốc
Địa chỉ: KĐT Gamuda Gardens, phường Trần Phú, quận Hoàng Mai, Hanoi, Vietnam
Email: kiemdinhhn@hanoiinsacom.com.vn