Kiểm Định Hệ Thống Chống Sét
Hệ thống chống sét là một trong những hệ thống an toàn không thể thiếu trong các tòa nhà cao tầng hay nhà máy và các công trình, hệ thống được lắp đặt để bảo vệ khi sét đánh bằng cách tiếp nhận tia sét với kim thu sét, sau đó di chuyển sét xuống đất nhờ dây dẫn sét qua hệ thống tiếp đất.
1. Kiểm định hệ thống chống sét là gì?
Kiểm định hệ thống chống sét là hoạt động đo điện trở chống sét hay kiểm tra nối đất, nối không và sự liền mạch giữa chúng. Đánh giá khả năng bảo vệ các công trình xây dựng, nhà máy trước tác động của sét, của dòng điện. Đây là việc làm hết sức quan trọng nhằm hạn chế các tổn hại do sét gây ra.
Có hai hệ thống chống sét dùng để bảo vệ, đó là:
- Hệ thống chống sét đánh thẳng: Bảo vệ các công trình, nhà xưởng khi tia sét trực tiếp đánh vào
- Hệ thống chống sét làn truyền: Bảo vệ các thiết bị nhạy cảm với dòng điện tăng đột biến do tia sét tạo ra (các thiết bị điện, điện tử, hệ thống mạng viễn thông, mạng lan.
>> Xem thêm: Đo điện trở chống sét | Theo quy định – Cấp thủ tục nhanh chóng
2. Những lợi ích khi thực hiểm kiểm định hệ thống chống sét?
Kiểm định an toàn hệ thống sét là quy định bắt buộc đối với các tổ chức, Doanh nghiệp. Kiểm định không những đáp ứng việc quản lý và sử dụng hệ thống chống sét tại các toà nhà, nhà máy hay công trình một cách an toàn và tuân thủ pháp luật mà còn giúp các tổ chức, đơn vị nâng cao hình ảnh thương hiệu và giảm thiểu các chi phí liên quan.
Thực hiện kiểm định hệ thống chống sét là rất quan trọng trong việc bảo vệ tài sản và con người khỏi nguy cơ sét đánh. Dưới đây là một số lợi ích quan trọng khi thực hiện kiểm định chống sét:
- Bảo vệ tài sản và người: Một hệ thống chống sét hiệu quả giúp bảo vệ tài sản quý báu như nhà cửa, công trình, thiết bị điện tử và hàng hoá khỏi thiết hại do sét đánh trúng. Điều này giúp tiết kiệm tiền bạc và đảm nhận sự an toàn cho con người trong và xung quanh toà nhà.
- Đảm bảo hệ thống hoạt động liên tục: Sét có thể gây ra sự cố trong các hệ thống điện, viễn thông và máy tính. Một hệ thống chống sét tốt giúp ngăn chặn các sự cố và đảm bảo rằng các hệ thống quan trọng vẫn hoạt động một cách liên tục, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế, công nghiệp và viễn thông.
- Giảm thiểu rủi ro cho con người: Sét có thể gây ra nguy hiểm đối với con người, từ nguy cơ bị thương đến nguy cơ tử vong. Hệ thống chống sét được thiết lập chính xác giúp giảm nguy cơ này đối với cư dân và nhân viên làm việc tại các công trình hoặc khu vực có nguy cơ bi sét đánh.
- Bảo vệ thiết bị và dữ liệu quan trọng: Sét có thể gây bỏng hoặc phá huỷ các thiết bị điên tử, máy tính, dữ liệu quan trọng và các hệ thống điều khiển. Sử dụng hệ thống chống sét giúp đảm bảo an toàn cho thiết bị và dữ liệu quan trọng, ngăn chặn mất mát thông tin quan trọng và giảm thiểu thời gian gián đoạn hoạt động.
- Tuân thủ quy định và tiêu chuẩn: Nhà nước yêu cầu việc cài đặt hệ thống chống sét phải tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn cụ thể. Thực hiện việc kiểm định hệ thống chống sét giúp đảm bảo tránh vi phạm phá luật.
- Giảm thiểu thời gian gián đoạn hoạt động: Sự cố sét có thể gây ra gián đoạn trong hoạt động của các doanh nghiệp và tổ chức. Hệ thống chống sét hiệu quả giúp giảm thiểu thời gian gián đoạn, tăng hiệu suất làm việc và tiết kiệm chi phí khắc phục hiệu quả sau sự cố.
Chung quy lại, kiểm định an toàn hệ thống sét là một phần rất quan trọng của việc bảo vệ tài sản và sự an toàn của con người khỏi nguy cơ sét. Đây là một đầu tư quan trọng để đảm bảo hệ thống hoạt động liên tục và bền vững của các công trình và tổ chức.
>> Xem thêm: Quy trình kiểm định an toàn nồi hơi | Chi phí tốt
3. Các tiêu chuẩn kiểm định an toàn chống sét
Một số tiêu chuẩn an toàn hệ thống chống sét được áp dụng tại Việt Nam như sau:
- TCVN 9385:2012 Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về thiết kế, lắp đặt, kiểm tra và bảo trì hệ thống chống sét cho các công trình xây dựng, bao gồm các bộ phận thu sét, dẫn sét và tiếp đất.
- NFC 17-102:2011 Chống sét cho công trình xây dựng – P
- TCVN 2737:2020 Tải trọng và tác động – Tiêu chuẩn thiết kế.hần 1: Yêu cầu hệ thống chống sét.
Tiêu chuẩn này được xây dựng và áp dụng dựa trên tiêu chuẩn EN 62305-3, quy định các yêu cầu về thiết kế, lắp đặt, kiểm tra và bảo trì hệ thống chống sét cho các công trình xây dựng, bao gồm các bộ phận thu sét, dẫn sét và tiếp đất.
Tiêu chuẩn này quy định các giá trị tiêu chuẩn của tải trọng và tác động do sét gây ra tác động lên các công trình xây dựng.
4. Quy trình thực hiện kiểm định hệ thống chống sét
Quy trình kiểm định hệ thống chống sét được thực hiện qua các bước cơ bản sau:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật
- Kiểm tra hồ sơ thiết kế, lắp đặt hệ thống chống sét. Đánh giá khả năng và phạm vi bảo vệ của hệ thống
- Xem xét các kết quả kiểm tra lần trước để tham khảo trong quá trình kiểm định hệ thống chống sét, hệ thống nối đất bảo vệ.
Bước 2: Kiểm tra thực tế
- Xem xét sự phù hợp giữa thực tế và hồ sơ lắp đặt
- Kiểm tra dây thoát sét, cọc nối đất, kim thu sét, bộ đếm sét, các thiết bị chống sốc điện SPD, thiết bị cắt lọc sét
- Kiểm tra các khoảng cách an toàn trong đất.
- Đánh giá các tác động của hệ thống chống sét đối với các công trình liên quan.
Bước 3: Đo điện trở nối hệ thống chống sét
- Kiểm tra điện áp để đảm bảo không tồn tại điện thế dư trên cực nối đất.
- Lắp đặt thiết bị đo theo sơ đồ hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Giá trị điện trở nối đất đo được là giá trị trung bình của các kết quả đo tại các vị trí khác nhau
- Hệ số phụ K phụ thuộc vào độ không đảm bảo đo của phương pháp đo (K = 1,3)
- Trị số điện trở tiếp đất đánh giá: Rđánh giá = K x Rđo.
Hệ số K và trị số đánh nêu trên chỉ áp dụng cho các công trình thông thường. Tùy theo đặc điểm của hệ thống chống sét và tầm quan trọng của công trình cần bảo vệ mà các giá trị trên có thay đổi
Bước 4: Đánh giá kết quả đo và kiến nghị
- Ghi nhận và đánh giá kết quả đo. Ban hành kết quả ki quả không đạt yêu cầu sẽ kiến nghị với đơn vị sử dụng phương án khắc phục, sửa chữa.
>> Xem thêm: Kiểm định thiết bị nâng | Thực hiện toàn quốc
5. Thời hạn kiểm định chống sét
Đơn vị sử dụng hệ thống, thời hạn cần kiểm định chống sét khi:
- Kiểm định lần đầu sau khi lắp đặt hệ thống chống sét, trước khi đưa vào sử dụng.
- Định kỳ hằng năm trước mùa mưa hay trước thời gian kiểm định lần trước
- Kiểm định hệ thống chống sét khi có các thay đổi diện tích công trình cần bảo vệ hoặc thay đổi các bộ phận trong hệ thống.
Thời gian kiểm định hệ thống chống sét có thể được rút ngắn nếu công trình cần bảo vệ có yêu cầu về an toàn chống sét cao hay công trình nằm trong vùng thường xuyên bị sét đánh.
>> Xem thêm: Kiểm định thiết bị áp lực | Thông tin chi tiết
6. Chi phí kiểm định hệ thống chống sét
Chi phí kiểm định hệ thống chống sét phụ thuộc vào phạm vi, khối lượng công việc thực hiện. Hãy liên hệ trực tiếp với Hà Nội INSACOM để nhận được tư vấn và chất lượng kiểm tra tốt nhất với chi phí phù hợp.
7. Kiểm định hệ thống chống sét ở đâu?
Hà Nội INSACOM là đơn vị có điêu kiện năng lực thực hiện viêc kiểm định chống sét và đo điện trở chống sét theo quy định của Nhà nước. Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong ngành kiểm định và đo đac, chúng tôi đã thực hiện kiểm định an toàn hệ thống chống sét cho các Doanh nghiệp tại địa bàn và trên toàn quốc. Chúng tôi cam kết:
- Tuân thủ đầy đủ theo đúng chỉ định và đảm bảo tiết kiệm thời gian, ra chứng nhận nhanh nhất;
- Cung cấp thủ tục nhanh chóng, mức chi phí hợp lý và phù hợp nhất cho doanh nghiệp;
- Sở hữu đội ngũ kiểm định viên được đào tạo bài bản, có nhiều năm kinh nghiệm, trang bị kiến thức, kỷ năng chuyên sâu trong lĩnh vực kiểm định và đo đạc.
Công ty cổ phần kiểm định kỹ thuật, an toàn công nghiệp Hà Nội-Hà Nội INSACOM
Chuyên kiểm định thiết bị máy móc kỹ thuật và huấn luyện an toàn vệ sịnh lao động. Vui lòng liên hệ để được tư vấn và báo giá tốt nhất.
Hotline tư vấn: 0977.81.1080
Phục vụ: 24/7h toàn quốc
Địa chỉ: KĐT Gamuda Gardens, phường Trần Phú, quận Hoàng Mai, Hanoi, Vietnam
Email: kiemdinhhn@hanoiinsacom.com.vn