HSE là một khía cạnh quan trọng của hoạt động công nghiệp và đóng vai trò đặc biệt trong việc đảm bảo an toàn cho nhân viên, giảm thiểu các rủi ro liên quan đến sức khoẻ và bảo vệ môi trường. Để giúp các bạn có cái nhìn tổng quát và trực quan nhất về HSE, nội dung dưới đây là một số thông tin do Hà Nội INSACOM tổng hợp và phân tích nhằm mang đến cho các bạn.
1. HSE là gì?
1.1. Hoạt động HSE
HSE là viết tắt của Health – Safety – Environment. Dịch ra tiếng Việt có nghĩa là Sức khoẻ – An toàn – Môi trường. HSE bao gồm các hoạt động nhằm bảo đảm an toàn cho nhân viên trong quá trình làm việc, giảm thiểu rủi ro liên quan đến sức khoẻ và bảo vệ môi trường khỏi các hoạt động công nghiệp có hại. HSE cho phép tổ chức thực hiện hiệu quả quản lý rủi ro và xây dựng một nền công nghiệp lành mạnh và bền vững.
>> Xem thêm: Dịch vụ huấn luyện an toàn lao động | Chất lượng – thủ tục nhanh chóng
1.2. Hệ thống HSE
Hệ thống quản lý HSE (Health, Sefety and Environment Management System) là một phương pháp quản lý toàn diện được thiết kế đảm bảo sự an toàn, sức khoẻ và môi trường trong các tổ chức và doanh nghiệp. Hệ thống quản lý HSE bao gồm các quy trình, chính sách và thủ tục để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh.
Hệ thống quản lý HSE có thể được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 45001 (Quản lý an toàn và sức khoẻ nghề ngiệp), ISO 14001 (Quản lý môi trường) và các quy định và chính sách liên quan đến an toàn lao động và môi trường.
2. Vì sao HSE lại quan trọng với doanh nghiệp?
HSE ( An toàn, Sức khoẻ và Môi trường) đóng vai trò rất quan trọng tại các doanh nghiệp và tổ chức. Dưới đây là thông tin chi tiết vì sao HSE lại quan trọng với doanh nghiệp:
- Bảo vệ sức khoẻ và an toàn của nhân viên: HSE giúp đảm bảo rằng nhân viên làm việc trong môi trường an toàn và bảo vệ sức khoẻ của họ, giảm thiểu các tai nạn lao động và bệnh tật liên quan đến công việc.
- Bảo vệ môi trường: HSE đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động kinh doanh lên môi trường và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường.
- Đảm bảo tuân thủ luật pháp và quy định: HSE giúp đảm bảo rằng các doanh nghiệp và tổ chức tuân thủ các quy định pháp luật và tiêu chuẩn an toàn, giảm thiểu các rủi ro pháp lý và phạt tiền do vi phạm quy định.
- Nâng cao uy tính và danh tiếng: Một số hệ thống HSE tốt sẽ giúp nâng cao uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp, thu hút được nhiều khách hàng và đối tác và tăng cường sự tin tưởng từ cộng đồng.
- Tăng hiệu quả sản xuất: HSE giúp cải thiện hiệu quả sản xuất bằng cách giảm thiểu các rủi ro và tai nạn lao động, tạo động lực cho nhân viên, tạo ra một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh.
Tựu chung, HSE là một phần quan trọng của hoạt động kinh doanh và đóng vai trò quan trọng việc đảm bảo an toàn cho nhân viên, bảo vệ sức khoẻ và môi trường, tuân thủ pháp luật và quy định, nâng cao uy tín và hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp.
>> Xem thêm: Thông tin chi tiết huấn luyện an toàn điện | Bảo vệ tài sản doanh nghiệp
3. Nhân viên HSE là gì?
HSE là nghề giám sát an toàn lao động, đảm bảo sức khoẻ và vệ sinh môi trường tại các doanh nghiệp. Nhiệm vụ của nhân viên HSE là đảm bảo an toàn lao động cho nhân viên của doanh nghiệp tại nơi làm việc và yêu cầu tất cả nhân viên phải tuân thủ các luật, quy định và hướng dẫn về sức khoẻ và an toàn lao động.
Để đảm nhận vai trò này, họ cần có bằng cấp chuyên môn thuộc các chuyên ngành kỹ sư môi trường và kỹ sư bảo hộ lao động. Đồng thời họ còn phải có những kiến thức liên quan khác.
Bên cạnh đó, nhân viên HSE cần nắm vững các quy định trong tiêu chuẩn quốc tế, như là ISO. Nghĩa là HSE cần có kiến thức về các tiêu chuẩn cụ thể, đánh giá được các rủi ro, đề xuất biện pháp khắc phục, hiểu rõ các phương pháp đánh giá tác động môi trường, đánh giá rủi ro,… Đồng thời cũng phải hiểu rõ các kiến thức pháp luật liên quan đến an toàn lao động, quyền lợi và trách nhiệm người lao động về an toàn lao động, cũng có như hiểu rõ những quy định về vệ sinh môi trường.
>> Xem thêm: Huấn luyện an toàn hoá chất | Hà Nội INSACOM
4. Công việc, nhiệm vụ HSE cần thực hiện?
Công việc HSE (An toàn, Sức khoẻ và Môi trường) bao gồm nhiều hoạt động để đảm bảo an toàn cho nhân viên, bảo vệ sức khoẻ và môi trường, tuân thủ pháp luật và quy định, nâng cao uy tín và hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. Sau đây là một số công việc cần thực hiện trong lĩnh vực HSE:
- Đánh giá rủi ro và thực hiện các biện pháp phòng ngừa: Các chuyên gia HSE thường tiến hành đánh giá rủi ro để xác định các môi nguy hiểm trong môi trường làm việc và thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu rủi ro.
- Đào tạo và tư vấn: Các chuyên gia HSE cần phải đào tạo nhân viên về các quy trình an toàn, tiêu chuẩn môi trường và các quy định liên quan để đảm bảo rằng nhân viên có đủ kiến thức và kỹ năng để làm việc một cách an tàon.
- Thực hiện kiểm tra và giám sát: Các chuyên gia HSE thực hiện các kiểm tra và giám sát định kỳ để đảm bảo rằng các quy trình an toàn được tuân thủ và đưa ra các khuyến nghị cải thiện nếu cần thiết.
- Xử lý tai nạn và sự cố: Trong trường hợp có tai nạn hoặc sự cố, các chuyên gia HSE sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn cho nhân viên và bảo vệ môi trường.
- Thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường: Các chuyên gia HSE cũng đảm nhận vai trò quan trọng trong việc thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, bao gồm việc xác định và quản lý các chất thải, giảm thiểu khí thải và ô nhiễm môi trường.
- Cập nhâp những quy định và luật mới về an toàn, bảo vệ môi trường của nhà nước: Để đảm bảo doanh nghiệp luôn tuân thủ tốt nhất các quy định về an toàn, bảo vệ môi trường của nhà nước, HSE sẽ phải thường xuyên cập nhập các quy định và luật mới của nhà nước. Bên cạnh đó, HSE còn phải thường xuyên tham dự các hội thảo của tổ chức chuyên ngành và theo dõi các tạp chí chuyên môn để cập nhập những kiến thức mới nhất.
>> Xem thêm: Khoá đào tạo an toàn thiết bị nâng | Chi phí ưu đãi – An toàn đảm bảo
5. Một số yêu cầu đối với vị trí công việc HSE
5.1. Kiến thức và trình độ chuyên môn
Để đảm nhận vai trò này, bạn cần có bằng cấp chuyên môn thuộc về các chuyên ngành Kỹ sư môi trường và Kỹ sư bảo hộ lao động. Đồng thời bạn cần có những kiến thức liên quan khác.
Bên cạnh đó, bạn cần nẵm vững các quy định trong tiêu chuẩn quốc tế là ISO. Nghĩa là bạn cần có kiến thức về các tiêu chuẩn cụ thể, đánh giá được các rủi ro, đề xuất biện pháp khắc phục, hiểu rõ các phương pháp đánh giá tác động môi trường, đánh giá rủi ro,.. Bạn cũng phải hiểu rõ các kiến thức pháp luật liên quan khác đến an toàn lao động, quyền lợi và trách nhiệm người lao động về an toàn lao động, cũng như hiểu rõ những quy định về vệ sinh môi trường.
5.2. Kỹ năng
Dưới đây là ba kỹ năng quan trọng mà một nhân viên HSE cần có:
Kỹ năng phát hiện, giải quyết vấn đề: đây là kỹ năng mà HSE nào cũng phải có. Bỏi vì các sự cố thể xảy ra bất cứ lúc nào, nên đòi hỏi HSE phải bình tĩnh để đánh giá chính xác tình huống và có biện pháp giải quyết hiệu quả nhanh chóng.
Kỹ năng phân tích nguyên nhân: khi xảy ra sự cố hoặc tai nạn lao động, việc đầu tiên và quan trọng nhất mà HSE phải thực hiện là phân tích và xác định nguyên nhân một cách nhanh chóng và chính xác. Từ đó có thể đưa ra biện pháp giải quyết hợp lý, đồng thời đánh giá hiệu quả của biện pháp đó để có thể phòng ngừa và giải quyết những sự cố trong tương lai.
Kỹ năng đào tạo: để đảm bảo các vấn đề an toàn, sức khoẻ lao động và môi trường được thực hiện nghiêm túc, HSE phải thực hiện việc hướng dẫn và đào tạo người lao động hiểu và thực hiện các biện pháp an toàn lao động. Nếu có kỹ năng đào tạo, HSE có thể truyền đạt những kiến thức, quy định và chính sách an toàn hiệu quả hơn.
>> Xem thêm: Khoá đào tạo an toàn thiết bị áp lực | Thông tin chi tiết
6. Mức thu nhập và cơ hội nghề nghiệp của nhân viên HSE
6.1. Mức thu nhập của nhân viên HSE
Mức thu nhập của nhân viên HSE giao động trong khoảng 10 – 13 triệu đồng/tháng. Mức lương có sự chênh lệch đáng kể phụ thuộc lĩnh vực, quy mô của doanh nghiệp và trình độ, kinh nghiệm làm việc của ứng viên. Những HSE đảm nhận vị trí quản lý tại các công ty, tập đoàn lớn, có thể nhận được mức lương vô cùng hấp dẫn từ 17 – 37 triệu đồng/tháng. Lương cho những HSE làm việc tại công ty nước ngoài thường cao hơn những người làm việc cho công ty trong nước. Ngài lương thì HSE còn nhận được các phúc lợi, bao gồm bảo hiểm y tế, tiền thưởng ….
6.2 Cơ hội nghề nghiệp của HSE
Theo quy định của nhà nước ta hiện nay, tất cả các doanh nghiệp hay công ty đều phải có nhân viên bảo hộ lao động. Do đó, ngành nghề này trong những năm tới đây được dự đoán sẽ có nhu cầu tuyển dụng rất cao.
Công việc này cũng vô cùng đa dạng, có nhiều vị trí khác nhau để bạn có thể thoải mái lựa chọn cho mình. Một số chức vụ thường thấy như quản lý an toàn lao động, nhân viên quản lý dự án và nhân viên an toàn trong lao động.
Tùy vào từng chức vụ mà nhu cầu tuyển dụng cũng như điều kiện xét tuyển cũng sẽ có những đặc điểm khác nhau.
>> Xem thêm: Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động nhóm 3 | Người lao động
7. Những phương pháp thực hành tốt cho nhân viên HSE
- Sức khỏe – an toàn – môi trường
Đây là điều được ưu tiên hàng đầu vì tầm quan trọng của chúng trong việc bảo vệ tính mạng và tài sản của người lao động, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp sản xuất có rủi ro cao. Những nơi sản xuất luôn bị ảnh hưởng bởi thương tích, bệnh tật và tử vong tại nơi làm việc do môi trường làm việc không an toàn. Việc một HSE là phải thiết lập và thực hiện một hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc hiệu quả để tránh những rủi ro xảy ra tai nạn không thể khắc phục được
- Quản lý an toàn
Để quản lý an toàn được tốt điều đầu tiên là phải xác định được sớm các mối nguy hiểm. Việc HSE phải tham gia vào các chương trình phòng ngừa và xác định mối nguy hiểm của người lao động một cách chủ động. Từ đó, có thể chủ động xác định các tình huống và điều kiện nguy hiểm, chi tiết từ dữ liệu sự cố an toàn, HSE có thể phân tích và xác định các biến dự đoán về các sự cố trong tương lai trong môi trường sản xuất
- Thu nhập và phân tích
Việc thu thập, phân tích sẽ hỗ trợ HSE tìm ra nguyên nhân của một sự kiện, biết được các mối nguy hiểm hiện có và tiềm ẩn, đồng thời cải thiện các chương trình an toàn HSE hiện có tại nơi làm việc của mình.
>> Xem thêm: Huấn luyện an toàn lao động nhóm 1 | Người đứng đầu đơn vị
8. Khoá học HSE
Khoá học HSE cung cấp cho học viên các kiến thức, kỹ năng chuyên môn về hệ thống về hệ thống quản lý môi trường (ISO 14001) và an toàn sức khoẻ nghề nghiệp (ISO 45001/OHSAS 18001) cũng như cập nhập các quy định pháp luật và các kỹ thuật giải pháp phòng ngừa giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong sản xuất công nghiệp. Qua đó, giúp học viên trở thành một chuyên gia an toàn, sức khoẻ và môi trường.
Nội dung khoá học HSE có thể bao gồm các chủ đề sau:
- Các quy định, chính sách và tiêu chuẩn an toàn và môi trường
- Các nguy cơ và rủi ro trong môi trường lao động và sống
- Các phương pháp đánh giá và quản lý rủi ro
- Các kỹ năng giải quyết tình huống khẩn cấp và sự cố
- Các kỹ năng quản lý vấn đề môi trường và sức khoẻ
- Các kỹ năng giao tiếp và lãnh đạo để xây dựng một môi trường làm việc an toàn và lành mạng,…
Khoá học HSE được yêu câu cho nhiều vị trí liên quan đến an toàn lao động và môi trường, bao gồm các nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý, nhân viên đảm bảo an toàn, cũng như các chuyên gia trong lĩnh vực khác liên quan đến an toàn, sức khoẻ và môi trường. Các tổ chức và doanh nghiệp cần thiết cho nhân viên tham gia khoá học này để đảm bảo tuân thủ các quy định an toàn và môi trường, giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả làm việc.