Quy Trình Kiểm Định Máy Ép Cọc | An Toàn – Chất Lượng

Kiểm Định Máy Ép Cọc

Máy ép cọc là thiết bị chuyên dụng được sử dụng để thi công xử lý phần nền móng của các công trình. Đóng cọc vào trong nền đất bằng các loại búa rơi, búa hơi, búa nổ, búa thuỷ lực và búa rung phục vụ trong thi công móng cọc. Theo quy định của pháp luật thì máy ép cọc nói chung và dàn ép cọc nói riêng được sử dụng thi công xây dựng công trình thuộc danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành và thuộc thẩm quyền quản lí nhà nước của Bộ Xây dựng. Trước khi đưa vào sử dụng và định kỳ cần thực hiện kiểm định máy ép cọc để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Kiểm Định An Toàn Máy Ép Cọc
Máy ép cọc được sử dụng trong thi công xây dựng

1. Tầm quan trọng kiểm định máy ép cọc? 

  • Kiểm định máy ép cọc là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật của máy có đáp ứng những quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn an toàn chất lượng hay không.
  • Chấp hành và tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
  • Đảm bảo an toàn đối với con người, tránh xảy ra các rủi ro đáng tiếc dẫn đến tai nạn lao động.
  • Đảm bảo hoạt động ổn định hiệu suất của thiết bị.
  • Kịp thời phát hiện hỏng hóc để ngăn ngừa sự cố có thể xảy ra trong quá trình làm việc.
  • Tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với quá trình thi công làm việc của đơn vị sử dụng dàn ép.
  • Là hồ sơ pháp lý cung cấp cho đơn vị bảo hiểm trong trường hợp có rủi ro ngoài ý muốn.

>>> Xem thêm: Thông tin chi tiết kiểm định an toàn cần trục | Hà Nội INSACOM

2. Các loại máy ép cọc cần được tiến hành kiểm định an toàn thường xuyên 

  • Máy ép cọc thủy lực: là máy hạ cọc trong lòng đất bằng thủy lực tĩnh các dụng lên đỉnh cọc hoặc lên thân cọc nhờ các xilanh thủy lực ép cọc.
  • Mép ép đỉnh: còn gọi là máy ép chặn là loại máy ép tải thủy lực ép hoặc tổng lực ép lên đỉnh cọc.
  • Máy ép ôm – máy ép robot: là loại máy ép thủy lực có lực ép đặt lên các bên của cọc ép nhờ lực ma sát giữa các bề mặt của cọc đang ép và các chấu ôm. Máy ép ôm là loại tự di chuyển trên bề mặt công trình bằng các chân bước còn được gọi là máy ép robot.
Kiểm Định An Toàn Máy Ép Cọc
Máy éo cọc là thiết bị yêu cầu bắt buộc phải kiểm định theo quy định nhà nước

3. Tiêu chuẩn kiểm định an toàn máy ép cọc 

  • TCVN 7772: 2007 , Xe máy và thiết bị thi công di động – phân loại;
  • QCVN 7:2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng;
  • TCVN 8855-2-2011, Cần trục và thiết bị nâng. Chọn cáp. Phần 2: Cần trục tự hành. Hệ số an toàn;
  • TCVN 10837:2015 , Cần trục – Dây cáp – Bảo dưỡng, bảo trì, kiểm tra và loại bỏ;
  • TCVN 4244:2005 , Thiết bị nâng, thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật;
  • TCVN 5206:1990 , Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng;
  • TCVN 5208-1:2008 , Cần trục. Yêu cầu đối với cơ cấu công tác. Phần 1: Yêu cầu chung
  • TCVN 5208-4:2008 , Cần trục. Yêu cầu đối với cơ cấu công tác. Phần 4: Cần trục kiểu cần;
  • TCVN 5209:1990 , Máy nâng hạ. Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện;
  • TCVN 4755:1989 , Cần trục. Yêu cầu an toàn đối với các thiết bị thủy lực;
  • TCVN 5179 -1990, Máy nâng hạ – yêu cầu thử nghiệm thiết bị thủy lực về an toàn;

4. Kiểm định an toàn máy ép cọc khi nào ?

Kiểm định an toàn lần đầu

Hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia về an toàn sau khi lắp đặt và trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.

Kiểm định an toàn định kỳ

Hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia về an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.

Kiểm định an toàn bất thường

Hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia về an toàn khi:

  • Sau sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị;
  • Có yêu cầu của cơ sở sử dụng hoặc cơ quan có thẩm quyền.

5. Nội dung kiểm định an toàn máy ép cọc 

Kiểm định an toàn máy ép cọc, đóng cọc phải đánh giá được các hoạt động liên quan đến di chuyển, quay, khoan hoặc hạ/đóng cọc, các hư hỏng của máy, thiết bị (nếu có). Nội dung như sau:

  • Đánh giá kết cấu kim loại, các mối hàn;
  • Đánh giá hoạt động cơ cấu di chuyển và phanh;
  • Đánh giá hoạt động cơ cấu quay và phanh;
  • Đánh giá hoạt động cơ cấu nâng (móc, cáp và tang cuốn cáp) và phanh;
  • Đánh giá hoạt động các hệ thống thủy lực và điện;
  • Đánh giá hoạt động hệ thống điều khiển, các giới hạn hành trình và các lệnh khẩn cấp;
  • Đánh giá hoạt động cụm khoan hoặc hạ cọc.

>>> Xem thêm: Quy trình kiểm định an toàn sàn treo nâng người

6. Quy trình kiểm định máy ép cọc

Khi tiến hành kiểm định an toàn máy ép cọc, đóng cọc trong thi công xây dựng, tổ chức kiểm định phải thực hiện theo QTKĐ:06-2017/BXD bao gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị kiểm định

  • Xem xét hồ sơ, lý lịch thiết bị;
  • Chuẩn bị đầy đủ mặt bằng, các thiết bị, dụng cụ để phục vụ quá trình kiểm định;
  • Xây dựng và thống nhất thực hiện những biện pháp đảm bảo an toàn với cơ sở trước khi kiểm định.

Bước 2: Tiến hành kiểm định

  • Kiểm tra bên ngoài;
  • Kiểm tra kỹ thuật – Thử không tải;
  • Các chế độ thử tải – Phương pháp thử.

Bước 3: Xử lý kết quả kiểm định

Lưu ý: Quy trình này không áp dụng cho các loại máy máy hạ và rút cọc đặt trên phao nổi.

Kiểm Định An Toàn Máy Ép Cọc
Kiểm định viên trực tiếp kiểm định máy ép cọc tại công trường

>>> Xem thêm: Quy trình kiểm định cân trạm trôn bê tông | Thi công xây dựng

7. Kiểm định máy ép cọc ở đâu uy tín? 

Đối với lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Chỉ có các tổ chức và cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp phép mới có đủ điều kiện để thực hiện công việc này.

Hà Nội INSACOM – Là đơn vị có đầy đủ năng lực kiểm định máy ép cọc

Hà Nội INSACOM là một trong những đơn vị hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực kiểm định an toàn, được Cục an toàn – Bộ LĐTBXH, Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học – Công nghệ, cấp Giấy chứng nhận có đủ điều kiện hoạt động kiểm định an toàn lao động. Các dự án kiểm định an toàn máy ép cọc mà công ty chúng tôi đã và đang thực hiện đạt hiệu quả cao và được khách hàng đánh giá vô cùng tích cực.

Với đội ngũ kỹ thuật viên, kiểm định viên chuyên nghiệp, đã được đào tạo bài bản và có bề dày kinh nghiệm hoạt động thực tiễn hơn 10 năm. Hà Nội INSACOM từng bước xây dựng được uy tín và vị thế của mình trên thị trường bằng chính năng lực và chất lượng dịch vụ kiểm định an toàn chất lượng, hiệu quả nhất với chi phí hợp lý, nhằm mang đến trải nhiệm, chất lượng dịch vụ tốt nhất đến với quý khách hàng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *